Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

Bệnh nội tiết: những điều cần biết

Hệ thống tuyến nội tiết là một tổ chức biệt hóa đặc biệt, làm nhiệm vụ sản xuất ra các hormon.

1. Tầm quan trọng của tuyến nội tiết.

Hệ nội tiết, bao gồm hệ thống các tuyến nội tiết và những mô, những đám tế bào có chức năng nội tiết, mỗi tuyến tiết ra một hoặc nhiều hormone khác nhau, qua tuần hoàn, để điều hòa cơ thể. Hệ thống nội tiết có nhiệm vụ đặc biệt, trong việc liên tục chuyển đi các tín hiệu. Những “chất truyền tin” đó được gọi là các hormone, được tiết ra từ một tuyến đặc biệt, gọi là tuyến nội tiết. Chúng mang các tín hiệu tới một tuyến khác, hoặc các tế bào không phải là nội tiết. Hormon có vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần quan trọng, vào quá trình điều hòa hầu hết các chuyển hóa trong cơ thể, như điều hòa nhiệt độ, cân bằng cơ thể khi có stress, điều hòa đường huyết, vân vân.

Có hai hệ thống chính, điều hòa các chức năng cơ thể, là hệ thần kinh thông qua cơ chế thần kinh, và hệ nội tiết thông qua cơ chế thể dịch. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác, không liên quan về mặt giải phẫu, nhưng lại liên quan rất chặt chẽ về mặt chức năng. Bên cạnh đó, có thể nói, hầu hết các cơ quan và tế bào trong cơ thể, đều làm nhiệm vụ nội tiết.

Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, gồm hai phần: phần chế tiết tạo thành từng đám tế bào, có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormon, lưới mao mạch phong phú, bao bọc xung quanh các tế bào chế tiết, có nhiệm vụ tiếp nhận hormone đưa vào hệ thống tuần hoàn.

Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm: vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến Sinh d*c.

Bình thường, hệ thống thông tin phản hồi của các tuyến nội tiết, giúp kiểm soát sự cân bằng hormon trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc ít hormon nào đó, hệ thống này sẽ phát tín hiệu, để các tuyến nội tiết khắc phục sự cố. Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra, nếu hệ thống thông tin phản hồi gặp vấn đề.

Các rối loạn thường gặp, là tăng hay giảm chức năng, và nguyên nhân của các rối loạn này rất nhiều, tùy thuộc vào từng tuyến nội tiết. Ví dụ: tuyến giáp tổng hợp và bài tiết nhiều hormon giáp vào máu. Tùy tình trạng hoạt động của tuyến, sẽ gây ra hội chứng cường giáp, ( do tăng hoạt động chức năng, gây tình trạng thừa hormoon giáp, hay suy giáp, ( do suy giảm hoạt động chức năng, ví dụ các bệnh viêm tuyến giáp tự miễn, do phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, vân vân.

2. Biểu hiện của rối loạn nội tiết.

Trước đây, người ta thường nói tới rối loạn của từng tuyến nội tiết, nhưng ngày nay, người ta đã nhận ra mối liên quan rất chặt chẽ, giữa các tuyến nội tiết. Do vậy, mà những biểu hiện của rối loạn nội tiết, trong lâm sàng rất phức tạp. Nhưng tựu chung lại, có hai hội chứng lớn của rối loạn này, là cường chức năng và suy chức năng.

Có rất nhiều biểu hiện, liên quan đến rối loạn nội tiết, tùy thuộc vào từng tuyến. Nhưng có những dấu hiệu chung, mà khi người bệnh nhận thấy, thì nên đi khám bệnh ngay, như: tăng cân, sụt cân bất thường, uống nhiều, tiểu nhiều, vết thương lâu lành, vân vân.

Rối loạn nội tiết gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, một số bệnh thường gặp hiện nay như: đái tháo đường type 2, suy giáp, cường suy tuyến thượng thận, ( do bệnh lý tự miễn hoặc do Thu*c), suy tuyến yên, vân vân.

3. Các bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết - chuyển hóa.

Đái tháo đường typ 2: đây là căn bệnh khá phổ biến, và đang đà phát triển mạnh, tuy nhiên, đa số người mắc lại không hề biết mình có bệnh. Đái tháo đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, đặc trưng bởi sự gia tăng đường huyết mãn tính, do sự giảm tiết hay rối loạn bài tiết insulin, từ tế bào beta của tuyến tụy, và có sự đề kháng insulin. Trong các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường là bệnh lý hay gặp nhất, và có nhiều biến chứng mạn tính, để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh. Vì vậy, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, để có thể chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường, cũng như nắm vững được các biến chứng của bệnh, là hết sức cần thiết.

Suy giáp: suy giáp liên quan đến bất kỳ tình trạng nào, liên quan đến hiện tượng, tuyến giáp sản xuất ra hormon dưới mức bình thường. Suy giáp dẫn đến nhiều rối loạn, với các biểu hiện: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, có khi tăng cân, sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh, tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa, phù niêm mạc toàn thể, da mỡ, (trông láng bóng), thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt, (nặng mí mắt), lưỡi, (lưỡi to dày), thanh quản, (nói khàn, khó thở), cơ, (gây giả phì đại cơ), dễ bị táo bón, nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim, nếu suy giáp nặng, có thể suy tim, (nhất là khi có thiếu máu đi kèm), suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.

Suy giáp nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến các nguy cơ: tăng cholesterol, Triglyceride, giảm HDL, tăng đề kháng mạch máu ngoại biên, thay đổi nội mạc mạch máu, tăng nguy cơ bệnh mạch máu ngoại biên, tăng độ dầy động mạch cảnh, tăng suy tim sung huyết, suy chức năng tâm thất ở thì tâm thu và tâm trương, tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, cơn hoảng loạn, tăng nguy cơ chậm lớn, ở trẻ có mẹ bị suy giáp lúc mang thai.

Cường giáp: là tình trạng, dư thừa quá nhiều hormon tuyến giáp trong máu. Sự dư thừa nồng độ của hormon giáp, làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ bị những bệnh khác, như bệnh tim, loãng xương, và những rối loạn chuyển hóa khác. Ngoài ra, sự dư thừa hormon giáp, còn gây ra những rối loạn về tâm, thần kinh, rối loạn tiêu hóa và các rối loạn T*nh d*c, (lãnh đạm T*nh d*c, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm ham muốn, rối loạn cương dương ở nam giới, vân vân). Khi bị cường giáp, có các biểu hiện: căng thẳng và kích thích, đánh trống ngực và tim đập nhanh, run giật, sụt cân hoặc tăng cân, tăng số lần đi cầu hoặc bị tiêu chảy, phù nề phần thấp ở chân hoặc bị liệt đột ngột, khó thở khi gắng sức, rối loạn giấc ngủ, thay đổi thị giác, sợ ánh sáng hoặc nhạy cảm với ánh sáng, kích ứng mắt kèm với tăng tiết nước mắt, nhìn đôi, lồi mắt, mệt mỏi và yếu cơ, vân vân.

Cường giáp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề về tim mạch như: rung nhĩ, rối loạn chức năng tâm trương, giảm phân suất tống máu, dày thất trái, co thắt cơ tim, loãng xương.

Bệnh tuyến thượng thận: Bệnh suy tuyến thương thận mạn tính, còn gọi là bệnh suy thượng thận mạn, hay bệnh Addison. Các bệnh lý tuyến thượng thận, như hội chứng Cushing, (cường vỏ thượng thận), hội chứng Conn, (cường Aldosterol tiên phát). Bệnh Addison suy thượng thận tiên phát, thường bị bỏ qua, do các triệu chứng không điển hình, hoặc bệnh nhân hay thầy Thu*c không để ý, cho đến khi người bệnh đến đã ở giai đoạn muộn, như tai biến mạch não suy tim, hoặc khi u đã quá to, gây tổn thương nặng nề cho người bệnh.

Trong những năm gần đây, việc lạm dụng Thu*c, đang thực sự gây nhiều trở ngại cho các thầy Thu*c lâm sàng. Trong các Thu*c thường hay sử dụng, nhóm corticoid là một nhóm Thu*c giảm đau, chống viêm, giảm miễn dịch được sử dụng rất nhiều. Bên cạnh những tác dụng hữu ích của Thu*c, việc lạm dụng nhóm Thu*c này, đã gây một tỷ lệ khá cao suy thượng thận thứ phát do Thu*c. Hậu quả là bệnh nhân bị loãng xương, suy giảm miễn dịch, vân vân, và vỏ thượng thận giảm hoặc không tiết cortisol, gây ra bệnh cảnh suy thượng thận, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Suy tuyến yên: là sự suy giảm chức năng bài tiết hormon của tuyến yên, những hormon này có tác dụng, kích thích các tuyến khác. Bệnh lý tuyến yên là bệnh lý ít được mọi người để ý đến, cho đến khi khối u đã quá to, gây chèn ép và gây suy tuyến yên, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Đây là một rối loạn hiếm gặp, trong đó tuyến yên, hoặc không sản xuất hoặc không sản xuất đủ, một hoặc nhiều hormone. Sự thiếu hụt này, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các chức năng thông thường của cơ thể, chẳng hạn như áp lực tăng trưởng trong máu và sinh sản.

Khi bị suy tuyến yên, sẽ gặp phải các triệu trứng: mệt mỏi, sụt cân, suy giảm ham muốn T*nh d*c, nhạy cảm với cảm lạnh hoặc khó giữ ấm, ăn không ngon miệng, phù mặt, thiếu máu, rụng lông, tóc, ở phụ nữ đang nuôi con, thì bị mất khả năng sản xuất sữa, trẻ em chậm phát triển.

Các kiến thức cơ bản của bệnh lý nội tiết, sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn, về bệnh nội tiết rối loạn chuyển hoá, phần nào có thể giúp ta phát hiện được bệnh sớm hơn, nhờ vậy giảm được các biến chứng nặng nề.

Việc điều trị các rối loạn tuyến nội tiết rất phức tạp, việc bổ sung hormon thiếu hụt, hay sử dụng các loại Thu*c làm kích thích, hoặc ức chế tiết hormon nào đó, nên do các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉ định, và có sự theo dõi đặc biệt. Việc bổ sung hormon nội tiết, được chỉ định và theo dõi rất cẩn thận, nhằm làm giảm các tác dụng không mong muốn, của các chế phẩm này, do đó không khuyến khích dùng khi chưa có chỉ định.

Bên cạnh việc điều trị nội khoa, thì điều trị ngoại và xạ trị, cũng thường được đặt ra với các bệnh lý của các tuyến nội tiết. Việc chỉ định loại hình điều trị nào, cho bệnh lý các tuyến nội tiết, cần được cân nhắc thận trọng, tránh để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh, không chỉ trong thời gian ngắn, mà còn rất lâu dài, (có khi hàng năm sau mới xuất hiện).

Phó giáo sư, tiến sĩ: Tạ Văn Bình.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/benh-noi-tiet-nhung-dieu-can-biet-n125311.html)

Tin cùng nội dung

  • Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc dùng Thuốc nội tiết có thể cải thiện đáng kể rối loạn nào ở lứa tuổi mãn kinh không hay chỉ là việc dùng cho có?
  • Mãn kinh là một giai đoạn S*nh l* tự nhiên của người phụ nữ, biểu hiện sự hết kinh vĩnh viễn sau khi buồng trứng ngưng tiết estrogen. Tuổi mãn kinh là tuổi chấm dứt hoàn toàn kinh nguyệt, xảy ra sau một khoảng thời gian từ 2 -5 năm với những triệu chứng ban đầu kinh nguyệt bị rối loạn, giai đoạn này được gọi là tiền mãn kinh.
  • Suy giảm nội tiết tố nam testosterone là nguyên nhân dẫn tới suy giảm sinh lực và S*nh l*, khiến nam giới mất dần phong độ cả hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong.
  • Thưa bác sĩ, dạo gần đây em bị khát nước rất nhiều, ngày em uống không dưới 3 lít nước.
  • Trong hai tháng, chị tăng 30kg. Sau nhiều lần đi khám không rõ bệnh, bệnh nhân đến BV ĐH Y Hà Nội và được xác định mắc u tụy nội tiết hiếm gặp.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone (nội tiết tố) quan trọng cho cơ thể.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY