Tin y tế hôm nay

Tin y tế

10 biểu hiện chứng tỏ lượng estrogen trong cơ thể đang giảm

Tâm trạng tồi tệ và mức năng lượng thấp có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng.

Hormone estrogen chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng trong cơ thể. Khi phụ nữ đến tuổi dậy thì, estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tình dục. Nó điều chỉnh sự phát triển của niêm mạc tử cung trong thai kỳ và kinh nguyệt. Nó cũng duy trì chuyển hóa cholesterol và sức khỏe của xương. Do đó, estrogen thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như cản trở sự tăng trưởng và hoạt động của cơ thể.

Trong một bài viết của mình, TS. BS Jennifer Mercier, BS chuyên về y học tự nhiên tại Đại học Y học tự nhiên (Hoa Kỳ), đã chia sẻ về các vấn đề liên quan đến estrogen thấp như sau:

Estrogen thấp là gì?

Hormone estrogen được sản xuất trong buồng trứng và bất cứ điều gì ảnh hưởng đến buồng trứng đều gây ra sự thiếu hụt nồng độ estrogen.

Một số yếu tố gây ra nồng độ estrogen thấp thường bao gồm:

- Tập thể dục quá sức

- Bệnh thận mãn tính

- Hội chứng Turner (một rối loạn trong đó một phụ nữ được sinh ra chỉ với một nhiễm sắc thể X)

- Tuyến yên hoạt động kém

- Chán ăn hoặc rối loạn ăn uống khác

- Suy buồng trứng sớm hoặc bất kỳ rối loạn tự miễn dịch nào khác

- Thắt ống dẫn trứng có thể vô tình cắt giảm nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và làm giảm nồng độ estrogen

- Thiếu magiê

- Dùng thuốc tránh thai ức chế cả estrogen và progesterone

- Nấm men phát triển quá mức

Nhưng làm thế nào có thể biết liệu nồng độ estrogen có đang giảm hay không?

Các triệu chứng của nồng độ estrogen thấp là gì?

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi có thể gặp phải tình trạng estrogen thấp nhưng bé gái đến tuổi dậy thì hoặc phụ nữ sắp mãn kinh có nguy cơ cao hơn.

Khi lượng estrogen trong cơ thể giảm xuống, chị em có thể gặp các biểu hiện như:

1. Bốc hỏa

2. Tâm trạng thất thường

3. Khủng hoảng

4. Nhức đầu (hoặc thậm chí đau nửa đầu)

5. Mệt mỏi

6. Khó tập trung

7. Kinh nguyệt thất thường

8. Nhiễm trùng đường tiết niệu

9. Đau khi quan hệ tình dục

10. Xương yếu hoặc gãy xương thường xuyên (vì estrogen hoạt động cùng với canxi, magiê và vitamin D, và sự thiếu hụt của nó có thể có nghĩa là giảm mật độ xương)...

Làm thế nào để tăng nồng độ estrogen

1. Bỏ thuốc lá

Theo thông tin nghiên cứu được lưu tại Viện Y khoa Hoa Kỳ, hút thuốc có thể có tác động bất lợi đến hệ thống nội tiết và điều này có thể hạn chế khả năng sản xuất estrogen của cơ thể. Nguyên nhân là vì khói thuốc lá có chứa các hợp chất nghi ngờ gây tổn thương sinh sản và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone.

Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ cũng nhận định, khói thuốc lá có chứa các chất độc sinh sản đã biết và hút thuốc có liên quan đến kết quả sinh sản bất lợi ở phụ nữ như vô sinh, mãn kinh sớm và rối loạn kinh nguyệt. Chính vì vậy, bỏ hút thuốc lá chính là có lợi cho hệ thống nội tiết của bạn.

2. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn

Hệ thống nội tiết của bạn cần một cơ thể khỏe mạnh để sản xuất đủ lượng estrogen. Ăn uống lành mạnh và tránh các thực phẩm biến đổi gen. Hãy thử tiêu thụ các sản phẩm đậu nành như đậu phụ, hạt đậu nành và đậu nành (edamame), đậu Hà Lan, đậu lima, quả nam việt quất, quả mơ, mận khô, bông cải xanh, súp lơ, hạt lanh, hạt bí ngô thô, mầm cỏ ba lá đỏ, giá đỗ xanh và ngũ cốc nguyên hạt... vì chúng có lợi cho hệ thống nội tiết.

Ngoài ra, hãy cắt giảm lượng đường của bạn vì nó có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. đường cũng góp phần vào sự phát triển quá mức của nấm men, mà độc tố nấm men có thể ngăn chặn các vị trí thụ thể hormone, dẫn đến giảm estrogen.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều tra Lâm sàng, Khám phá (Journal of Clinical Investigation) cho thấy ăn quá nhiều đường fructose và glucose có thể làm tắt gen điều chỉnh mức độ testosterone và estrogen trong cơ thể. Đường ăn được làm từ glucose và fructose, trong khi fructose cũng thường được sử dụng trong đồ uống có đường, xi-rô và các sản phẩm thực phẩm ít béo. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi một khoản tài trợ từ Viện Nghiên cứu Y tế Canada, Quỹ Nghiên cứu Sức khỏe Michael Smith và Quỹ Bệnh viện Nhi đồng BC.

Thêm thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn uống của bạn hoặc bổ sung magiê cũng có thể giúp thúc đẩy sản xuất estrogen và có thể làm giảm nhiều triệu chứng của estrogen thấp.

Bạn cũng có thể tiêu thụ trái cây có chỉ số đường huyết thấp, carbohydrate phức tạp, protein và chất béo tốt cũng như các loại thảo mộc tự nhiên để giảm viêm trong cơ thể. Điều này cũng có tác động tích cực đến hệ thống nội tiết của cơ thể.

3. Giữ cân nặng hợp lý

Trong trường hợp bạn thiếu cân, hãy tăng cân. Thiếu cân có thể cản trở khả năng sản xuất estrogen của cơ thể bạn. Trở lại cân nặng hợp lý có thể cải thiện nồng độ estrogen của bạn. Các vận động viên nữ trẻ dưới 45kg có thể mất kinh nguyệt với mức độ hormone thấp. hãy nhớ, cơ thể bạn cần chất béo cơ thể để sản xuất hormone.

4. Tiêu thụ trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược được tìm thấy để tăng cường mức độ estrogen. Chúng bao gồm cỏ ba lá đỏ, cỏ linh lăng, hoa bia, cam thảo, húng tây, cỏ roi ngựa... Bạn có thể chỉ cần ngâm các loại thảo mộc trong nước nóng trong khoảng 5 phút và sau đó uống trà. Trà đen và xanh có chứa phytoestrogen và có thể cải thiện nồng độ estrogen trong cơ thể bạn.

Tuy nhiên, với bất kì loại trà nào bạn cũng không nên lạm dụng. Nên lắng nghe cơ thể mình khi uống để nếu thấy có bất kì bất thường nào thì cần dừng lại ngay.

5. Tập thể dục phù hợp

Mặc dù có nghiên cứu rằng tập thể dục nặng có thể dẫn đến giảm nồng độ estrogen, nhưng tập thể dục vừa phải thì khác. Không chỉ giảm nguy cơ ung thư và tăng tuổi thọ, với phụ nữ, tập thể dục vừa phải còn có thể tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đăng trên Tạp chí Y khoa" Physiology & Behavio" phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thường ít luyện tập thể dục thể thao. Theo các nhà nghiên cứu trong thời kỳ mãn kinh lượng estrogen sụt giảm và estrogen được biết như có ảnh hưởng đến hoạt động của dopamin, vì vậy ở nhiều phụ nữ tuổi mãn kinh có những "rối loạn" hoạt động của dopamin, khiến thiếu "động cơ" luyện tập, hoạt động thể chất.

Còn theo nghiên cứu của "North American Menopause Society" (Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ) thì hoạt động thể chất trong thời kỳ mãn kinh rất cần thiết, giúp người phụ nữ giữ được vóc dáng, tránh tăng cân lại ổn định nội tiết.

Mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. vì vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe của mình hơn để tình trạng này không xảy ra nhé.

https://afamily.vn/10-bieu-hien-chung-to-luong-estrogen-trong-co-the-dang-giam-20220903094601282.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/10-bieu-hien-chung-to-luong-estrogen-trong-co-the-dang-giam-20220903094601282.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY