Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Làm sao để con không bị ốm trong dịp Tết?

Để phòng tránh bệnh cho trẻ vào dịp Tết, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp phù hợp dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho con.

Để phòng tránh bệnh cho trẻ vào dịp Tết, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp phù hợp dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho con.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm dịp Tết

Ngày Tết sẽ là "cực hình" nếu trong gia đình bỗng dưng có đứa trẻ lăn ra ốm. Trên thực tế, có vô vàn lý do khiến trẻ dễ bị mắc bệnh trong dịp Tết. Chẳng hạn như: Trẻ phải di chuyển nhiều theo cha mẹ đi chúc tết, về quê thăm ông bà, họ hàng. Hay trẻ bị say tàu xe, dẫn đến bị mệt mỏi, quấy khóc. Không ăn không ngủ được trên những chuyến hành trình càng khiến sức đề kháng của trẻ suy yếu.

Thay đổi sinh hoạt do phải đi lại tàu xe, tụ tập nơi đông người khiến bé dễ nhiễm dịch bệnh.

Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn cộng với chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, ăn nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo hơn rau xanh, hoa quả cũng không có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ.

Một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng thường gây ra các bệnh về rối loạn tiêu hóa: Táo bón, đau bụng, đầy hơi và tệ hơn là bị ngộ độc thực phẩm.

Tết Nguyên Đán rơi vào thời điểm giao mùa đông xuân - là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát như chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, viêm não, zika, cúm, viêm đường hô hấp…

Trong khi đó, hầu hết trẻ dưới 6 tuổi đều có hệ miễn dịch chưa trưởng thành, còn rất non yếu và chống chọi kém với các tác nhân gây bệnh. Nếu nhiễm dịch bệnh, trẻ có đề kháng yếu thường bị mức độ nặng hoặc bội nhiễm thêm virus, vi khuẩn làm kéo dài thời gian điều trị.

Cách phòng chống bệnh dịp Tết cho trẻ

Dưới đây là một vài biện pháp mà các các bậc phụ huynh có thể tham khảo để giúp phòng ngừa bệnh cho bé yêu:

1. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Một số bệnh dịch đã có vaccine phòng ngừa như thủy đậu, cúm, sởi - quai bị - rubella, cha mẹ nên tiêm phòng cho con theo đúng độ tuổi và thời gian quy định.

2. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà cha mẹ có thể dạy trẻ thực hiện để tránh bị bệnh và lây truyền vi trùng cho người khác. Ảnh minh họa

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà cha mẹ có thể dạy trẻ thực hiện để tránh bị bệnh và lây truyền vi trùng cho người khác. Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, và chà xát chúng với nhau trong ít nhất 20 giây trước khi ăn và sau khi đi chơi ở ngoài về nhà.

Hạn chế đưa bé tới các vùng đang có ổ dịch, những nơi quá mức chen chúc, nhiều người hay những nơi ẩm thấp.

3. Giữ ấm cơ thể cho trẻ

Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh là điều cần thiết mà cha mẹ phải làm trong việc phòng tránh bệnh cho con. Vì trời lạnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy mặc thêm quần áo ấm, mang thêm vớ, đội thêm mũ hoặc quấn thêm chăn/mền cho trẻ.

4. Đảm bảo chế độ ăn ngủ hợp lý cho trẻ

Tuy rất bận rộn trong những ngày Tết, nhưng cha mẹ vẫn nên tăng cường miễn dịch gián tiếp cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm chín, tươi, sạch, đủ và cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin và khoáng chất, đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ trong ngày cho bé.

Không cho trẻ ăn thực phẩm đun đi đun lại để lâu trong tủ lạnh hay đồ ăn để quá lâu ở bên ngoài. Ảnh minh họa

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/lam-sao-de-con-khong-bi-om-trong-dip-tet-a308644.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người thường than phiền về tình trạng ậm ạch, khó tiêu sau khi ăn, nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Hội chứng này thường là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống như các loại thực phẩm, bánh, mứt, kẹo…
  • Cứ mỗi dịp Tết đến vuân về, ngoài việc chuẩn bị vật chất, trang trí nhà, mua hoa, cây cảnh thì mỗi gia đình nên chuẩn bị một số Thuốc thông dụng cho các thành viên, đặc biệt là trẻ em.
  • Mang bầu gần tới tháng sinh nhưng đêm qua Linh phải đi taxi đến quán nhậu đón chồng xỉn vì liên hoan tất niên. Chị than nhà cần dọn, việc Tết chưa xong mà chồng suốt ngày nhậu.
  • Trong thời kỳ cho con bú nếu chẳng may sức khỏe mẹ không tốt, mẹ bị ốm thì có tiếp tục cho con bú hay dừng, hoặc mẹ có dùng được Thu*c không? Và nếu mẹ phải dùng Thu*c thì em bé bị ảnh hưởng gì?
  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
  • Mỗi độ Tết đến nhà nhà người người lại đổ xô đi mua sắm, làm đẹp, tân trang nhà cửa… Từ những nhu cầu đó lại phát sinh ra nhiều công việc “hái ra tiền” chỉ có trong dịp này.
  • Khi bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện: đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nhẹ.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY