Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Làm thế nào để cải thiện chứng lãng tai, nghe kém?

Lãng tai hay nghe kém đang trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến, ngang với bệnh lý xương khớp và tim mạch. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn hạn chế khả năng giao tiếp của người bệnh với mọi người xung quanh.

Lãng tai, nghe kém – bệnh không chỉ của người già

Dấu hiệu lãng tai, nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến nặng dần theo thời gian; có khi nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục; có lúc chỉ bị nghe kém tạm thời, nhưng cũng có thể bị nghe kém lâu dài; nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nặng mà chúng ta gọi là điếc.

Lãng tai, nghe kém - căn bệnh không chỉ ở người cao tuổi (ảnh minh hoạ)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Nghe kém có thể do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn như: Tiếng xe cộ, máy móc chạy cả ngày; nghe nhạc với âm lượng lớn; đeo tai nghe nhiều giờ,… sẽ khiến cho cơ quan thính giác bị tổn thương và làm thính lực bị suy giảm.

Ngoài ra, nếu bất ngờ bạn nghe phải một âm thanh quá lớn như một vụ nổ, tiếng sét đánh… cũng có thể gây ra tình trạng nghe kém đột ngột.

Nghe kém còn có thể do ráy tai tích tụ quá nhiều, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, các khối u ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; dùng các loại Thu*c có độc tính với tai như kháng sinh gentamycin, streptomycin, hóa chất chữa trị ung thư…

Thông thường, ở độ tuổi càng cao, các cơ quan thính giác sẽ bị lão hóa gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề đáng báo động là tỷ lệ mắc chứng lãng tai, nghe kém ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ: Có khoảng 15 – 20% người lớn nghe kém ở các mức độ khác nhau. Đáng chú ý là gần 50% số người bị lãng tai, nghe kém đều ở độ tuổi dưới 50. Nghe kém tăng dần theo tuổi: Cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì lại có 1 người bị nghe kém; tỷ lệ này tăng lên thành 1/8 người trong độ tuổi 50; 1/3 trong độ tuổi 65 và 1/2 người trong độ tuổi trên 75.

Nhận biết dấu hiệu lãng tai, nghe kém

Trong hầu hết các trường hợp, lãng tai, nghe kém phát triển một cách từ từ, vì vậy những triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc phải chứng nghe kém như sau: Cảm giác như bị bít lỗ tai, khó nghe rõ người khác nói gì, đặc biệt trong trường hợp ở nơi ồn ào hoặc có nhiều người cùng nói chuyện; cảm thấy có tiếng o o như tiếng ve hoặc ù tai; đôi khi có cảm giác đau, ngứa, chảy mủ trong tai,...

Không nghe rõ, tai o o, ù tai,... là những biểu hiện của lãng tai, nghe kém (ảnh minh hoạ)

Nếu gặp phải dấu hiệu trên, bạn cần có hướng xử lý càng sớm càng tốt. Xử lý sớm sẽ giúp ngăn chặn được những ảnh hưởng xấu tới tâm lý, sức khỏe mà tình trạng này có thể mang lại.

Lãng tai, nghe kém ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

Thực tế, nghe kém là giai đoạn đầu của điếc, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến giảm thính lực mạn tính hoặc tệ hơn là điếc vĩnh viễn. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, những người nghe kém có thể gặp phải tình trạng trầm cảm, bất ổn về tâm lý, cảm thấy chán nản, luôn tự ti, nhận thấy bản thân vô dụng. Gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, cảm thấy tự ti giao tiếp do đó sẽ luôn khép mình, thu hẹp phạm vi quan hệ xã hội, đánh mất cơ hội phát triển của bản thân. Luôn cảm thấy lo lắng, bất an, không tin tưởng chính mình, sợ người khác tức giận do mình nghe kém,...

Lãng tai, nghe kém có thể gây ra trầm cảm cho người mắc (ảnh minh hoạ)

Thu Trang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-the-nao-de-cai-thien-chung-lang-tai-nghe-kem-n165141.html)

Chủ đề liên quan:

Kim Thính lãng tai nghe kém

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY