Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng hôm nay

Nghe kém: chẩn đoán và điều trị

Nghe kém tiếp nhận là kết quả hư hại của ốc tai, thường do mất các tế bào lông của cơ quan Corti.

Phận loại

Nghe kém dẫn truyền

Do rối loạn chức năng của tai ngoài hoặc tai giữa. Có 4 cơ chế, mỗi loại làm tổn thương từng phần sự dẫn truyền âm thanh vào tai trong.

Tắc nghẽn (thí dụ, nút ráy).

Khối choán chỗ (thí dụ, dịch trong tai giữa).

Xơ cứng (thí dụ, xốp xơ tai).

Mất liên tục (thí dụ, gián đoạn xương con).

Nghe kém dẫn truyền thường có thể điều trị được bằng nội khoa, bằng ngoại khoa hoặc bằng cả hai.

Nghe kém tiếp nhận

Nghe kém tiếp nhận là kết quả hư hại của ốc tai, thường do mất các tế bào lông của cơ quan Corti. Các nguyên nhân thường gặp là chấn thương âm, nhiễm độc tai, tuổi già nghe kém. Nghe kém tiếp nhận không điều trị được bằng nội khoa hoặc ngoại khoa nhưng cố thể ngăn chặn hoặc làm cho ổn định (không tiến triển thêm).

Nghe kém do thần kinh

Nghe kém do thần kinh xảy ra với những tổn thương của dây VIII, nhân thính giác, đường dẫn truyền lên vỏ não, vùng thính giác của vỏ não. Đây là những nguyên nhân ít gặp nhất trên lâm sàng của nghe kém. Bao gồm u dây thần kinh thính giác, bệnh xơ cứng rải rác và bệnh lý mạch máu não.

Dịch tễ học

Nghe kém dẫn truyền ở người lớn hay gặp nhất là do nút ráy hoặc do mất chức năng tạm thời của vòi nhĩ kết hợp với nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nghe kém dẫn truyền kéo dài thường do nhiễm khuẩn mạn, chấn thương, xốp xơ tai.

Nghe kém tiếp nhận ở người lớn là thường gặp, tiến triển dần dần, sức nghe mất nhiều ở tần số cao, tăng dần theo tuổi. Với trường hợp điển hình là không thay đổi. Ngoài ảnh hưởng của tuổi tác, nguyên nhân của nghe kém tiếp nhận thường gặp khác là tiếp xúc nhiều với tiếng ồn, chấn thương vùng đầu, bệnh hệ thống như đái tháo đường.

Đánh giá sức nghe (đo thính lực)

Trong phòng yên tĩnh, sức nghe của bệnh nhân có thể được đánh giá bằng cách yêu cầu bệnh nhân nhắc lại những từ được nói thầm, nói bình thường hoặc nói to.

Âm mẫu được dùng cho việc chẩn đoán phân biệt điếc dẫn truyền và tiếp nhận. Dùng âm mẫu 512 Hz, vì những tần số dưới mức này khó thể hiện đáp ứng (tiếp xúc).

Với nghiệm pháp Weber, âm thoa được đặt lần lượt trên trán hoặc răng cửa. Trong nghe kém dẫn truyền sẽ nghe rõ hơn ở bên tai bị bệnh, ngược lại trong nghe kém tiếp nhận nghe rõ hơn ở bên tai lành. Với nghiệm pháp Rinne, âm thoa được đặt lần lượt lúc ở mặt xương chũm, lúc ở phía trước của ống tai. Trong nghe kém dẫn truyền, đường xương nghe trội hơn đường khí, còn trong điếc tiếp nhận thì ngược lại.

Đo thính lực (hoàn chỉnh) được thực hiện bởi nhà thính học trong phòng cách âm. Các ngưỡng nghe đơn âm tính theo dB được đo trong các khoảng từ 250 đến 8000 Hz. Các tần số tiếng nói chính ở khoảng từ 500 đến 3000 Hz) đối với cả đường khí và đường xương.

Điếc dẫn truyền làm tăng khoảng cách giữa ngưỡng nghe đường khí và đường xương trong khi đó nghe kém tiếp nhận các ngưỡng nghe đường khí và đường xương cùng giảm xuống. Ngưỡng nghe bình thường là từ 0 đến 20 dB. Tương ứng với âm của tiếng nói thầm. Nghe kém nhẹ được xác định bởi ngưỡng nghe 20 - 40 dB (tương đương tiếng nói nhỏ). Nghe kém vừa có ngưỡng nghe 40 - 60 dB (tiếng nói bình thường). Nghe kém nặng có ngưỡng nghe 60 - 80 dB (tiếng nói to). Điếc đặc có ngưỡng nghe trên 80 dB (hét to). Sự rõ ràng của nghe thường bị tổn thương trong nghe kém do thần kinh. Nó được đánh giá bằng test phân biệt lời nói, kết quả trả lời tính theo tỷ lệ phần trăm trả lời đúng (90 - 100% là bình thường).

Vị trí của tổn thương tương ứng với mất cảm giác thần kinh, hoặc nằm ở ốc tai hoặc ở trung tâm thính giác, có thể được xác định bằng sự trả lời của kích thích âm điện não.

Những bệnh nhân phàn nàn vì giảm nghe cần được đánh giá về thính học trừ những trường hợp quá dễ dàng (như nút ráy) hoặc những bệnh chỉ diễn ra trong giai đoạn ngắn (như viêm tai cấp). Kiểm tra về thính lực không đặt ra với người lớn có sức nghe bình thường, trừ khi họ tiếp xúc nhiều với những tiếng động có thể gây tổn thượng, hoặc đã quá 65 tuổi. Sau đó nên kiểm tra lại vài năm 1 lần.

Phục hồi sức nghe

Những bệnh nhân bị điếc mà không thể điều trị được bằng nội khoa có thể dùng máy tăng âm.

Các mảy trợ thính hiện đại không làm méo tiếng và được thu nhỏ để đút vào trong ống tai. Để có hiệu quả tốt, các máy trợ thính phài được chọn lọc kỹ để phù hợp với từng loại nghe kém. Ngày nay đã có những máy trợ thính có chương trình xử lý dữ liệu để dùng và hứa hẹn có thể cải thiện khả năng nhận biết tiếng nói, đặc biệt trong những trường hợp khó nghe.

Ngoài các máy trợ thính, có nhiều phương tiện khác có thể giúp bệnh nhân giao tiếp với cá nhân hoặc nhóm, giúp nghe chương trình vô tuyến phát thanh và điện thoại giao tiếp. Những người điếc đặc được cấp điện cực ốc tai, đây là một thiết bị điện tử được phẫu thuật cấy vào để kích thích thần kinh nghe tạo nên sự phục hồi chức năng nghe có hiệu quả về mặt xã hội cho hầu hết người lớn bị điếc mắc phải.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanbenhtaimuihong/nghe-kem-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY