Nhiều người sử dụng Thuốc giảm đau không theo toa của bác sĩ. Nhưng khi sử dụng nhiều loại Thuốc giảm đau trong một tuần có thể gây lãng hoặc điếc tai.
Tạp chí Arthritis Today dẫn lời của BS Sharon Curhan thuộc BV Brigham, ở Boston, Hoa Kỳ: “Mặc dù các loại
Thuốc giảm đau được bán tràn lan ở các cửa hiệu, không cần theo toa của bác sĩ, tuy nhiên chúng là nguồn tiềm tàng gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng”.
Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Harvard, BV Brigham, Trường ĐH Vanderbilt và Bệnh viện Tai, Mắt Massachusetts (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu các dữ liệu của gần 27.000 người, tuổi từ 40-74. Tất cả những người tham gia được yêu cầu trả lời đầy đủ bản câu hỏi thăm dò kéo dài 18 năm, kể từ năm 1986.
Những người tham gia được yêu cầu trả lời một loạt những câu hỏi về tình trạng sức khỏe, như họ có được chẩn đoán bị lãng tai hoặc có thường xuyên sử dụng các loại
Thuốc giảm đau không… Việc thường xuyên sử dụng Thuốc ở đây được hiểu là người bệnh đã uống các loại
Thuốc giảm đau ít nhất hai lần mỗi tuần. Kết quả cho thấy, có tới 3.500 trường hợp được ghi nhận bị lãng tai trong số người tham gia nghiên cứu.
BS Curhan nói: “Kết quả trên đã gây nhiều sự chú ý của giới khoa học. Chúng tôi phát hiện mối liên quan giữa việc thường xuyên sử dụng
Thuốc giảm đau với chứng lãng tai”.
Mặc dù cuộc nghiên cứu này không tìm thấy cơ cấu sinh học có thể gây ra triệu chứng lãng tai, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã đưa ra vài giả thiết. Trong đó, một giả thiết đáng quan tâm là vài loại
Thuốc giảm đau có thể làm giảm lưu lượng máu truyền tới các ống tai nhỏ bên trong tai, có nhiệm vụ điều chỉnh tần số dao động của âm thanh.
“
Thuốc giảm đau acetaminophen có thể phá hủy protein glutathione bên trong ống tai. Tình trạng này có thể dẫn đến những vấn đề ở tai, vì protein glutathione có nhiệm vụ bảo vệ ống tai khỏi bị tổn hại trước các tiếng ồn”, BS Curhan nói thêm.
Theo ước đoán, tình trạng lãng tai đã gây ảnh hưởng đến 36 triệu người trên toàn thế giới và khoảng 1/3 trong số đó có độ tuổi từ 40-49.
Các nhà khoa học khuyến cáo, các bệnh nhân khi sử dụng
Thuốc giảm đau có hoặc không theo toa cũng nên thảo luận với bác sĩ về những nguy cơ và lợi ích của các loại Thuốc này trước khi sử dụng.
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ TPHCM