Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh báo loại thuốc giảm đau, hạ sốt bị làm giả

Ngày 30/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan mẫu thuốc giảm đau, hạ sốt Ophazidon bị làm giả.

Ảnh: Cục Quản lý Dược

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương gửi Cục Quản lý Dược công văn đính kèm Phiếu kiểm nghiệm và Biên bản lấy mẫu xác định chất lượng của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm tỉnh Cao Bằng về sản phẩm trên nhãn ghi: Viên nén Ophazidon, SĐK: VD-26803-17, Số lô: 480821, NSX: 17/08/2021, HD: 17/08/2023, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội.

Mẫu này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng (cafeine) và định lượng (paracetamol).

Sau khi đối chiếu, xem xét, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên đây.

Sản phẩm thuốc giả này có các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật như sau:

- Thông tin trên nhãn thuốc: Chữ in trên nhãn thuốc có phông chữ sai khác so với thuốc thật.

- Đối chiếu vị trí trình bày Số đăng ký và Số lô sản xuất trên nhãn:

Ảnh: Cục Quản lý Dược

- Viên thuốc: nét khắc chữ "TK" trên viên thuốc giả không sắc nét; màu sắc trên viên thuốc giả không đồng nhất.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các đơn vị phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên.

Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Ophazidon giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc Ophazidon giả.

Ophazidon là thuốc giảm đau (không opioid), hạ sốt với thành phần chính là paracetamol, cafeine. thuốc có tác dụng giảm các chứng đau từ nhẹ đến vừa như đau nửa đầu, nhức đầu, đau nhức toàn thân, viêm họng, viêm xoang, đau bụng kinh, sốt…

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/canh-bao-loai-thuoc-giam-dau-ha-sot-bi-lam-gia-20220630193853907.chn)

Tin cùng nội dung

  • Thực tế với những khó chịu ở vùng bụng trên rốn liên quan đến ăn uống cũng đủ để xác định bị chứng khó tiêu nhưng để chẩn đoán là khó tiêu chức năng thì cần phải khám xét kỹ càng để loại bỏ những tổn thương thực thể.
  • Đã từ lâu, củ gừng được biết đến như một gia vị không thể thiếu để chế biến một số món ăn, được sử dụng làm Thu*c và thường có sẵn trong bếp của mỗi gia đình.
  • Đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, là tác dụng phụ khi dây thanh âm bị quá sức, hoặc là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn (như viêm họng liên cầu).
  • (Mangyte) - Mỗi lần đau, gia đình cháu cho ông uống Thuốc Efferalgan codeine để giảm đau. Một ngày uống đến 4-5 lần, cứ 4-6 tiếng ông lại đau.
  • 7 hợp chất trong nọc nhện được xác định là đầy hứa hẹn trong việc tạo ra những Thuốc giảm đau hiệu quả
  • Sử dụng Prostaglandin (Thuốc thường dùng hiện nay là misoprostol) là một trong những phương pháp gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ trong những trường hợp buộc phải đình chỉ thai non tháng (ch*t lưu, dị tật…).
  • Luyện tập thể dục thể thao (TDTT) vừa sức sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.
  • Nhiều người sử dụng Thuốc giảm đau không theo toa của bác sĩ. Nhưng khi sử dụng nhiều loại Thuốc giảm đau trong một tuần có thể gây lãng hoặc điếc tai.
  • Bọ cạp là “món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao, thịt bọ cạp rất giàu protein, calcium và acid amin giúp dễ tiêu hóa...
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY