Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Làm thế nào để tìm được đề tài “đúng - trúng - hấp dẫn” dự Giải Báo chí Quốc gia?

Tiêu điểm: Giải báo chí Quốc gia lần thứ 14 - Khoảng cách dần được thu hẹp

lts: “săn đề tài” là bước quan trọng hàng đầu trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí. nhiệm vụ ấy đòi hỏi người phóng viên cũng phải dấn thân vào cuộc sống, lặn ngụp với thực tế để kiếm tìm trong biển thông tin những đề tài nóng, những vấn đề có sức sống và sự lan tỏa... các tác phẩm đoạt giải báo chí quốc gia nhìn một cách khách quan phần lớn đều là những tác phẩm có đề tài đúng - trúng - hay. trong vệt chuyên đề này sẽ là những câu chuyện từ phía lãnh đạo chi hội, những nhà báo quen thuộc trên thảm đỏ giải báo chí quốc gia hằng năm. qua câu chuyện của họ để thấy, rõ ràng là sức sống của một tác phẩm báo chí luôn bắt nguồn từ những đề tài hay, bắt nhịp với hơi thở cuộc sống.

Hơn 10 năm tham gia Hội đồng chấm Giải, với vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện Giải, là Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải, Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo, thành viên thường trực Hội đồng chung khảo, qua theo dõi, tổng hợp về nghiệp vụ, tôi thấy có thể trao đổi đôi điều.

Tôi đã từng tổng kết và viết trên báo nb&cl, tổng hợp thành 7 yếu tố: phải có đề tài hay; có nội dung thiết thực, chân thực và giàu chi tiết báo chí; có chiều sâu, đi tới tận cùng vấn đề; mang đậm dấu ấn lao động của nhà báo; được thể hiện đúng đặc trưng thể loại, đặc trưng loại hình báo chí; sử dụng ngôn ngữ và thể loại báo chí một cách sáng tạo; và, sử dụng các công cụ đa phương tiện (video clip, audio, ảnh …) để tăng độ hấp dẫn và tương tác có thể cho tác phẩm.

Trong bài này, chỉ trao đổi về yếu tố đầu tiên, có ý nghĩa tiên quyết để dự giải và đoạt giải là tác phẩm phải có đề tài hay.

Thực tế chấm giải bcqg cho thấy, tác phẩm nhận được sự quan tâm của công chúng, của giám khảo (đương nhiên giám khảo là công chúng đặc biệt), trước hết phải từ đề tài, mà phải mới, lạ, độc,… nói gọn là đề tài hay.

đầu tiên là cần thật sự quan tâm về đề tài. chủ đề tác phẩm mang tính tư tưởng, tính định hướng của báo chí, có thể được ban biên tập gợi ý. còn nói đề tài là đã bao hàm đối tượng phản ánh cụ thể để khảo sát, nghiên cứu, phân tích, minh họa một cách thuyết phục cho chủ đề. ví dụ, phóng viên có thể được giao viết về chủ đề đổi mới công tác phát triển đảng trong sinh viên hiện nay. để có đề tài hay, phóng viên phải tìm cho được một trường đại học, một đối tượng cụ thể với những sự kiện, những câu chuyện thuyết phục để khai thác tư liệu viết bài, làm phim, v.v... nhiều tác phẩm khi đọc tiêu đề thấy có chủ đề hay, thiết thực, nhưng khi đọc nội dung lại thấy đề tài không tương xứng vì chọn đối tượng phản ánh (nhân vật, sự kiện…) không tiêu biểu, không đại diện, không đặc sắc,… nên không được đánh giá cao.

Thứ hai là cần trao đổi về tiêu chí của đề tài hay.

Tôi cho rằng, đề tài hay cần đáp ứng 3 tiêu chí: đúng – trúng – hấp dẫn (lôi cuốn). tổng kết này không mới, cũng không phải của riêng tôi, vì nhiều người đã nói. nhà báo hải đường có hẳn cuốn sách “nhanh, đúng, trúng, hay – những tản mạn về nghề báo” (nxb trẻ - 2016), với nhiều bài học kinh nghiệm rất quý cho người làm nghề.

Cả 3 tiêu chí đúng – trúng – hấp dẫn nhiều khi được thể hiện ngay trong tiêu đề (tít) bài báo hoặc trong phần giới thiệu tác phẩm (sapo).

Đúng, là đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chỉ cần đọc đầu đề bài báo là biết.

Cách đây 5 năm, khi Luật Đất đai 2013 vừa mới có hiệu lực, có một tác phẩm của một tờ báo khối ngành, đoàn thể dự Giải BCQG, đặt vấn đề Có nên xem xét lại Luật Đất đai?, vì có một vài điều bất cập được nhà báo phát hiện trong thực tiễn… Đặt vấn đề như thế, là không đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nhà báo có quyền (và là chức năng của báo chí) giám sát, phản biện xã hội bằng tác phẩm báo chí. Nhưng việc đặt vấn đề xem lại Luật được Quốc hội thông qua vừa mới đi vào cuộc sống, lại là chuyện khác.

Bài báo đạt tiêu chí đúng, có tính định hướng chính trị, định hướng dư luận xã hội kịp thời. Để đúng, không khó và thường khô khan. Nhưng là bắt buộc.

Trúng, là trúng chỉ đạo của Trung ương, của Bộ, ngành, của cấp ủy địa phương. Trúng ở đây cũng có nghĩa là phù hợp nhất với điều mong đợi tại thời điểm đó của công chúng bạn đọc, bạn nghe đài, xem truyền hình, muốn được biết, được hiểu, được tham gia.

Nhiều tác phẩm có nội dung đúng nhưng lại chưa trúng. Nói đúng quan điểm, đúng tinh thần chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách của Chính phủ, nhưng câu chuyện ấy, nhân vật ấy, viết lúc nào cũng được, cũng đúng, mà không phải là câu chuyện, nhân vật, điều cần nói của hôm nay, của lúc này, của thời điểm bây giờ…

Một chủ trương, một nội dung nghị quyết có thể thực hiện trong một nhiệm kỳ, thậm chí lâu hơn. Nhưng mỗi năm lại có những trọng tâm riêng, mỗi địa phương có đặc thù của mình, có câu chuyện riêng của năm, câu chuyện riêng của địa phương, của ngành. “Bắt” được cái đó, mới là trúng.

Tiêu chí trúng đòi hỏi nhà báo có con mắt tinh đời, phát hiện nhanh những cái riêng tiêu biểu, đại diện nhất cho cái chung, vì cái riêng bao giờ cũng là bộ phận của cái chung, chứa đựng cái chung (xét về mặt triết học).

Trúng cũng có nghĩa đòi hỏi nhà báo phát hiện được những chi tiết đắt nhất, tiêu biểu nhất nói được, phản ánh được sự chỉ đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của chính quyền, nguyện vọng cấp bách của người dân,…

Năm 2019, chủ đề cuộc chiến thương mại mỹ - trung được hàng loạt tờ báo khai thác. nhưng báo đầu tư “bắt” trúng mạch là khai thác đề tài ở góc độ kinh tế việt nam xoay xở ra sao, hạn chế tác động tiêu cực, tranh thủ cơ hội để “mượn gió” thế nào.

Hoặc chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc, nói lúc nào cũng đúng, cũng cần. nhưng năm 2019 khác với năm 2014 (khi có sự kiện khiêu khích của tàu hải dương 981 - trung quốc), phải tiếp cận khác. báo người lao động tìm trúng đề tài “một triệu lá cờ tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, v.v...

Hấp dẫn, là lôi cuốn người đọc, nghe, xem từ nội dung đề tài (mới, lạ, độc đáo), đáp ứng ngay nhu cầu bức thiết của công chúng, đến việc diễn đạt một cách sinh động, giữ họ lại, tác phẩm có sức lay động, tác động tới nhận thức và tình cảm.

Hấp dẫn nhiều khi bắt đầu từ tít bài báo. cùng nói chuyện làm thế nào để bài trừ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa đối với bà con vùng dân tộc thiểu số trong việc chôn cất người ch*t đúng cách, khoa học, không ảnh hưởng đến người sống, đài thanh hóa đặt tít phóng sự là “đưa người ch*t vào quan tài”. hấp dẫn ở chỗ nghe có vẻ mâu thuẫn, vì điều đó là đương nhiên. nhưng, ở đây là cả một cuộc đấu tranh bền bỉ, khéo léo, văn hóa, mới thuyết phục được người dân làm cái việc tưởng như bình thường ấy.

Cùng nói chủ đề các loại thuế, phí chồng chéo, làm khó người nông dân, báo nông thôn ngày nay chọn tít đơn giản, trực quan nhưng đầy tính khái quát, “ý tại ngôn ngoại”, lôi cuốn ngay sự tò mò của người đọc: “một hạt thóc, 40 khoản đóng góp”. hấp dẫn phụ thuộc vào cách kể, cách trình bày câu chuyện của tác giả, sao cho người đọc, nghe, xem biết được, hiểu được thông điệp của câu chuyện một cách dễ nhất, nhanh nhất, thú vị nhất, từ việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, từ ngữ, công cụ đa phương tiện thời 4.0.

Một tác phẩm khó cùng lúc đạt được cả ba yếu tố trên. Tuy nhiên nếu chịu khó đầu tư suy nghĩ cho đề tài, cùng với các tiêu chí khác, tác phẩm chắc chắn không dở.

TS. Nhà báo Trần Bá Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/lam-the-nao-de-tim-duoc-de-tai-dung--trung--hap-dan-du-giai-bao-chi-quoc-gia-post83150.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY