Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Làn da cháy nắng, đừng nghĩ rằng chỉ là phản ứng ngoài da

Một làn da cháy nắng cướp đi tất cả vẻ đẹp của người phụ nữ. Tuy nhiên bạn chớ chủ quan cho rằng cháy nắng chỉ là phản ứng ngoài da ảnh hưởng đến nhan sắc mà hơn hết da bị cháy nắng còn có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn.

Da cháy nắng là phản ứng của da với ánh sáng mặt trời quá mức.

1. Biểu hiện của làn da cháy nắng

- Da hồng hay đỏ

- Cảm thấy da ấm hoặc nóng khi chạm vào

- Đau hoặc rát

- Sưng

- Nổi mụn nước nhỏ, có thể vỡ

- Ngoài ra, còn có các phản ứng cơ thể khác như: nhức đầu, sốt và mệt mỏi.

Ảnh minh họa

2. Vì sao da của bạn bị cháy nắng?

Khi da của bạn tiếp xúc với tia cực tím, làn da sẽ tăng tốc độ sẩn xuất melanin khiến lớp biểu bì bị đen sạm, bảo vệ các lớp sâu hơn của làn da để tránh bị tổn thương da.

Tuy nhiên, việc sản xuất melanin chỉ ở một số lượng nhất định, được quyết định bởi gene di truyền và nhiều người không thể sản xuất melanin đủ để bảo vệ cho da. Kết quả làn da bị bỏng, sưng tấy, đau rát và bị cháy nắng.

Ảnh minh họa

3. Các biến chứng có thể gặp khi da bị cháy nắng

Việc làn da bị cháy nắng để lại nhiều biến chứng, đặc biệt là cháy nắng ở diện rộng trong thời gian lâu.

Nhiễm trùng:

Một trong những biểu hiện của làn da cháy nắng là bị nổi những mụn nước.

Những mụn nước vỡ này nếu vỡ có thể làm bạn bị bị nhiễm vi khuẩn, từ đó bị nhiễm trùng và gặp các triệu chứng như: đau, đỏ, sưng hoặc chảy dịch.

Do vậy cách tốt nhất là nên để các mụn nước này tự lành thay vì cố tình làm cho chúng vỡ ra.

Lão hóa da:

Làn da bị cháy nắng, nếu diễn ra thường xuyên có thể bị lão hóa, làm suy yếu làn da:

- Làm giảm sức mạnh và độ đàn hồi của da giảm

- Da mỏng hơn

- Nếp nhăn sâu hơn

- Da khô, thô ráp

- Đỏ tĩnh mạch trên mũi, má và tai

- Tổn thương các khu vực: mặt, mu bàn tay, cánh tay, ngực và lưng trên

- Tổn thương lớn màu trắng trên cẳng chân và cánh tay.

Da bị ửng đỏ khi bị cháy nắng

Dày sừng quang hóa:

Dày sừng quang hóa còn được gọi là dày sừng năng lượng mặt trời.

Đây là hiện tượng vùng da bị cháy nắng xuất hiện một vùng như có vảy.

Dày sừng quang hóa rất nguy hiểm vì nó được coi là tiền ung thư.

Thiệt hại mắt:

Mặt trời không chỉ “đốt cháy” làn da mà còn có thể “đốt cháy” đôi mắt.

Tia UV gây tổn thương võng mạc.

Bỏng mắt cũng có thể làm hỏng ống kính, dẫn đến đục thủy tinh thể.

Ung thư da:

Da bị cháy nắng hoàn toàn có thể khiến bạn bị ung thư da.

Lúc này ánh nắng mặt trời quá mạnh làm thiệt hại DNA của tế bào da.

Ung thư da phát triển chủ yếu nhất ở vùng da tiếp xúc ánh sáng mặt trời, bao gồm cả da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay và trên chân ở phụ nữ.

Dĩ nhiên ung thư da xuất phát từ việc da bị cháy nắng không quá nhiều nhưng không phải là không có trường hợp xảy ra vì thế bạn cần tuyệt đối cẩn thần khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời.

4. Cách điều trị khi làn da bị cháy nắng

Làm mát da càng sớm càng tốt:

Ngay khi bạn thấy da mình bị cháy nắng, hãy ngay lập tức tìm kiếm những thứ có thể làm mát da càng sớm càng tốt. Vì đó là cách tốt nhất để dập tắt độ nóng rát mà làn da bạn đang gánh chịu.

Cách làm lúc này là có thể sử dụng nước xịt khoáng, khăn lạnh hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn tác động lên da.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm vùng da đó vào nước lạnh càng sớm càng tốt tròng vòng 15 phút.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là bạn không được dùng nước đá chà xát vào da ngay lúc đó bởi nó có thể gây tình trạng sốc nhiệt và làm hư tổn làn da.

Ảnh minh họa

Phục tồn là da bị hư tổn do cháy nắng:

Sau khi làm giảm độ nóng của làn da, bước tiếp theo là hãy tìm cách để phục hồi làn da ấy.

Sữa tươi tách kem hoặc sữa chua:

Thành phần protein trong sữa có tác dụng làm mát da và men sữa giúp da hạn chế cảm giác nóng rát ngay tức thì. Sữa tươi tách kem và sữa chua được áp dụng với những làn da cháy nắng nhẹ.

Hòa 250 ml sữa tươi tách kem với 1 lít nước và thêm vào hỗn hợp vài viên đá. Bôi và để hỗn hợp thấm sâu vào da từ 10-15 phút. Thực hiện lại thao tác này 2-4 tiếng/lần.

Hoặc bạn cũng có thể thoa một lớp sữa chua mỏng lên vùng da bắt nắng trong vòng 15 phút. Sau đó, rửa sạch da với nước lạnh.

Baking soda:

Với làn da cháy nắng, baking soda tạo ra môi trường kiềm làm dịu nhẹ da nhanh chóng.

Trộn một chút baking soda vào nước mát. Nhúng một miếng gạc vào hỗn hợp, thoa lên vùng da bị cháy nắng và để trong khoảng 10 phút.

Nếu da bạn bị mẩn đỏ, hãy trộn 4 thìa canh baking soda với giấm táo. Sau đó, đắp hỗn hợp những vùng da bị nổi mẩn trong 1-2 tiếng, sau đó, rửa sạch với nước mát.

Nha đam:

Nhan đam (lô hội) có tác dụng làm dịu cảm giác nóng cho da và thúc đẩy việc tái tạo tế bào vùng da bị cháy.

Bôi ruột nha đam (đã để lạnh) lên vùng da bị cháy nắng và massage nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, bôi thêm một lớp nha đam lạnh và để trên da chừng 10 phút trước khi rửa sạch với nước lạnh.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên cách tốt nhất để tránh làn da bị cháy nắng là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong sinh hoạt hằng ngày bạn cần:

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giữa trưa.

- Mặc quần áo chống nắng khi ra đường vào ban ngày.

- Dùng kem chống nắng phù hợp.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/lan-da-chay-nang-dung-nghi-rang-chi-la-phan-ung-ngoai-da-23967/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY