Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Làng nghề Việt: Nghề làm đũa ở Phụng Sơn

Không ai nhớ nghề làm đũa bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ, chỉ biết rằng, bất cứ ai sinh ra và lớn lên ở nước Việt dù sang giàu hay nghèo khổ đều biết đến sự hiện diện của đôi đũa mộc mạc trong mọi bữa ăn hàng ngày. Trước kia, người miền Nam hay dùng đũa dùng từ thân dừa, thân cau; người miền Bắc thường làm đũa từ thân tre… Những làng làm đũa vì thế mà ra đời ở nhiều nơi và góp phần mang lại cuộc sống ổn định cho không ít người….

An cư lạc nghiệp từ nghề làm đũa

Để có được chiếc đũa tròn đều phụ thuộc lớn vào đôi tay khéo léo của người bào

Bà nguyễn thị tám, 84 tuổi người được xem là một trong những người đầu tiên làm đũa tre tại xóm đũa phụng sơn b, xã tân long, huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang kể rằng, “không ai biết chính xác nghề làm đũa ở đây có từ năm nào, chỉ biết nghề này có mặt khoảng năm 1950 theo phương thức “mẹ truyền con nối”. ban đầu chỉ vài hộ nay đã lên đến trên 70 hộ làm nghề rồi. thấy đơn giản vậy thôi chứ sống ổn lắm”…

Đường từ quốc lộ 1a vào làng đũa phụng sơn rợp mát bóng tre. hai bên đường có rất nhiều hộ dân phơi những bó đũa thành phẩm để xuất bán, không khí lao động rất sôi động, khẩn trương. nếu như trước đây cao điểm trong năm của nghề này là từ tháng 9 đến tết nguyên đán nhưng nay dân làng đã làm đũa quanh năm. để có thêm nguyên liệu sản xuất, nhiều hộ dân đã mua thêm tre từ các tỉnh an giang, bến tre, trà vinh…

Nhiều người gắn bó với làng nghề này hàng chục năm qua kể thêm, trước đây đũa làm bằng cây cau, sau đó nguồn cau dần hạn hẹp nên chuyển sang dùng tre. từ đó nghề làm đũa tre được hình thành ở đây. đặc điểm của đũa tân long được làm bằng tre xiêm, lóng dài, đặc ruột, để lâu ít bị mối mọt. để tạo ra một đôi đũa người thợ phải trải qua 7 công đoạn (hoàn toàn thủ công) từ đốn tre, cưa, chẻ, rọc, bào, chuốt đầu thành chiếc đũa. sau đó, đũa được đem phơi 3 nắng (khoảng 3 ngày) là có thể đem đi tiêu thụ. tuy nhiên, để có được chiếc đũa tròn đều, suôn thì phụ thuộc rất lớn vào đôi tay khéo léo của người bào.

Làng nghề xưa vẫn đang nuôi sống bao người

Ưu thế của nghề truyền thống này là người lao động không phải bỏ nhiều vốn để đầu tư bởi đa phần người bán tre nguyên liệu sẽ thu tiền sau khi các hộ làm nghề bán hết đũa. tất cả mọi người đều có thể tham gia làm nghề, từ đó làng nghề thu hút hàng trăm lao động, góp phần tạo việc làm ổn định cho người nghèo khu vực nông thôn. một lợi thế khác là nguồn tre nguyên liệu từ các địa phương khác luôn dồi dào quanh năm và đạt chất lượng cao nên đũa tân long luôn giữ vững uy tín trên thương trường. thêm vào đó, xu thế dùng đũa tre thay thế cho đũa nhựa đang dần phổ biến bởi đũa tre tiện sử dụng, giá thành rẻ. ngoài ra, người lao động còn có thể mang nguyên liệu về nhà gia công để vừa quán xuyến việc nhà lại vừa có thêm thu nhập.

Bà trần thị thu, 65 tuổi cho biết, “gia đình tôi thuộc hộ nghèo không có đất sản xuất. từ 5 năm nay, 4 thành viên gồm tôi và 3 đứa cháu ngoại lãnh tre về vót đũa, mỗi ngày cũng có được từ 250 đến 300.000 đồng đủ cho các cháu ăn học. nghề hơi vất vả và phải ngồi lâu nhưng cũng giúp nhiều hộ nghèo như tôi vượt qua khó khăn”. ấp phụng sơn b lại rất thuận lợi về mặt giao thông đường thủy lẫn đường bộ nên việc mua bán tre lẫn đũa tre rất dễ dàng. giá bán hiện nay từ 8.000 đến 10.000 đồng/10 đôi tùy thuộc bán sỉ hay lẻ, chất lượng loại 1 hay loại 2.

Tuy nhiên, cũng đã có một khoảng thời gian dài, đặc biệt là những năm 1999, 2000… xóm đũa này phải lao đao, điêu đứng vì sự cạnh tranh của các loại đũa kém chất lượng có nguồn gốc từ trung quốc, thái lan như đũa ngà, đũa nhựa với giá quá rẻ. nhiều hộ làm đũa tre tân long phải ngưng sản xuất để chuyển nghề. chưa dừng lại ở đó, nhiều cơ sở sản xuất đũa tre nội địa áp dụng kỹ thuật phun màu, phun sơn, ướp màu… để tăng độ bóng láng nhưng rất độc hại lại một phen làm cho làng đũa tân long đứng trước nguy cơ phá sản.

Điều đáng mừng là đã có sự đoàn kết, giữ gìn thương hiệu đã gắn bó giữa hàng chục hộ dân làm đũa tre trong nhiều năm qua. họ động viên nhau tiếp tục sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều kênh thông tin khác nhau. tất cả nỗ lực ấy đã được đền đáp xứng đáng. đũa phụng sơn đã có mặt nhiều hơn trên thị trường và được người tiêu dùng tín nhiệm cao. đến nay làng nghề này đang có trên 50 hộ sản xuất đũa tre với trên 200 lao động. bà võ thị duyên, một người có trên 40 năm làm đũa mong muốn “… nhà nước hỗ trợ vốn vay nhiều hơn, tạo điều kiện cho đầu ra sản phẩm để đũa tân long có cơ hội xuất khẩu sang nước ngoài, cạnh tranh lành mạnh với đũa các nước…”.

Bài và ảnh: Phan Thị Anh Thư


Like Us On Facebook Follow Us On TwitterFollow Us On Google+Follow Us On Instagram

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/lang-nghe-viet-nghe-lam-dua-o-phung-son)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY