Hô hấp hôm nay

Lao màng phổi

Lao màng phổi đứng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi. Bệnh này gặp ở thanh niên nhiều hơn các lứa tuổi khác.
Lao màng phổi thường phát sau hoặc phối hợp với lao phổi, gây nên bệnh lao phổi màng phổi. Khi mắc đồng thời với lao màng bụng, lao màng tim gọi là lao đa màng.
Lao màng phổi bắt đầu với các triệu chứng cấp tính như: đau ngực nhiều, sốt cao 39 - 40oC, ho khan và khó thở. Bệnh cũng có thể phát từ từ với các dấu hiệu: sốt nhẹ về chiều, đau ngực ít hơn, ho khan và khó thở tăng dần.
Để chẩn đoán bệnh này trước tiên khám và chụp X- quang phổi xem ở màng phổi có dịch hay không. Nếu khó khăn hơn phải siêu âm để thấy được các ổ dịch ở trên cơ hoành, vùng nách hay ở rãnh liên thùy... hoặc phải hút dịch màng phổi để tìm vi khuẩn lao.
Tuy nhiên phát hiện được vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật trực tiếp sẽ thấp nên cần tìm bằng cách nuôi cấy hoặc phản ứng trùng hợp chuỗi (PCR).
Ngoài ra, phải phân tích các thay đổi về tế bào và sinh hóa hoặc sinh thiết màng phổi qua thành ngực, nội soi màng phổi để biết chính xác tổn thương.
Xét nghiệm phản ứng Mantoux, phát hiện vi khuẩn lao trong cơ thể. Tăng lympho trong công thức máu và tăng tốc độ lắng máu cũng xác định được bệnh.
Dịch trong lao màng phổi thường màu vàng chanh, màu đỏ (máu) hoặc màu trắng đục như sữa (dưỡng chấp) nên có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác.
Cụ thể như: ung thư màng phổi nguyên phát hoặc thứ phát sau ung thư phổi; ung thư ở các cơ quan khác di căn đến, bệnh u lympho, viêm màng phổi do siêu vi khuẩn, tràn dịch dưỡng chấp màng phổi do giun chỉ; dịch thấm màng phổi do suy tim, thận nhiễm mỡ, xơ gan... Chính vậy nên chẩn đoán lao màng phổi cần rất thận trọng.   Để điều trị khỏi bệnh trên hết là dùng Thu*c chống lao đúng. Nếu dùng Thu*c chống lao rồi mà vài tháng sau dịch vẫn còn, có thể nguyên nhân không phải là lao. Nhưng cũng có trường hợp bệnh lao nhưng cứ có dịch dai dẳng.

Lao màng phổi thường gây dày dính màng phổi khiến người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến hô hấp. Để hạn chế, cần hút cho hết dịch để tránh lắng đọng fibrin và tăng cường hô hấp để giúp cho màng phổi không dính. Hồi phục bằng cách luyện: thở sâu, thở bụng, thở ra chủ động... và thổi bóng.
Lưu ý khi chọc hút dịch màng phổi phải bảo đảm vô trùng, tránh tràn khí và nhiễm khuẩn gây viêm mủ màng phổi, thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.         

Theo BS. Thanh Tâm (Sức khỏe & Đời sống)

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lao-mang-phoi-n605.html)

Chủ đề liên quan:

lao màng phổi màng phổi vi khuẩn lao

Tin cùng nội dung

  • Phổi chúng ta được bao bọc bởi màng mỏng gọi là màng phổi. Màng phổi có hai lá: Lá thành (lót bên trong thành ngực) và lá tạng (bao bọc chính lá phổi).
  • Vi khuẩn lao do nhà khoa học Robert Koch phát hiện năm 1882, vì vậy còn được gọi là Bacilie de Koch (viết tắt là BK).
  • Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lao (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em - nhất là trẻ sơ sinh dễ bị lây bệnh. Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm.
  • Đến nay Cục An toàn thực phẩm không cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm bánh xốp nhân sô cô la mang nhãn hiệu “Tesco Free From 5 Belgium Chocolate Wafer” có chứa vi khuẩn Salmonella
  • Ethambutol tôi là Thuốc chống vi khuẩn lao (mycobacterium). Tôi là Thuốc chống lao tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn
  • Tổ chức Y tế Thế giới vừa tổ chức Hội thảo quốc tế liên khu vực tại Hà Nội về chuẩn bị áp dụng Thuốc điều trị lao siêu kháng Thuốc và triển khai cảnh giác dược cho các Thuốc chống lao mới ở cấp quốc gia.
  • Điểm khác biệt của kit mPCR là dùng phát hiện 3 gien đặc hiệu của vi khuẩn lao trong cùng một phản ứng, trong khi kit ngoại chỉ phát hiện 1 gien.
  • Mọi lứa tuổi có thể bị tràn dịch màng phổi, nhưng với người cao tuổi thì diễn biến của bệnh nặng nề, phức tạp và hậu quả xấu hơn.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Bệnh Tràn khí màng phổi.
  • Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang màng phổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể làm bạn khó thở. Dịch màng phổi có thể được dẫn lưu nếu cần thiết. Điều trị chủ yếu nhằm vào các nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY