Ẩm thực hôm nay

Le le - Món ngon, vị Thuốc tăng cường sinh lực

Theo Tuệ Tĩnh, le le (vịt trời) có vị ngọt tính bình, không độc, tác dụng ích khí, bổ trung, tiêu thực, ăn uống tích trệ, trúng phong, lở nhiệt, trừ các loại trùng...
Theo Tuệ Tĩnh, le le (vịt trời) có vị ngọt tính bình, không độc, tác dụng ích khí, bổ trung, tiêu thực, ăn uống tích trệ, trúng phong, lở nhiệt, trừ các loại trùng... Thịt le le rất tốt cho người tỳ thận hư ăn uống kém, sinh lý yếu">sinh lý yếu, mồ hôi trộm lở ngứa lâu lành và các chứng liên quan đến khí huyết hư.

Sau đây là một số bài dược thiện từ le le:

Canh le le khổ qua: Thịt le le ướp gia vị xay nhỏ, nấm mèo thái nhỏ, đậu phu, tiêu, hành, ngò gia vị trộn đều nhồi vào trái khổ qua, nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết, kiên tỳ hóa thấp, tiêu độc. Chữa chứng huyết hư mụn lở ngứa lâu lành.

Canh le le hầm củ cải: Thịt le le, củ cải, cà rốt, nấm hương, hành ngò gia vị vừa đủ, hầm canh ăn. Công dụng: dưỡng phế âm, giáng hỏa, chỉ khái. Chữa ho, phế âm hư triều nhiệt.

Cháo le le đậu xanh: Thịt le le, tiết vịt, gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, giá sống, gừng, hành ngò gia vị vừa đủ, nấu cháo ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, tiêu thủy. Chữa phù thũng, tỳ hư thủy thấp.

Le le om nấm hạt sen: Thịt le le 1 con làm sạch mổ bụng, nấm hương, nấm mèo, hạt sen, hành, tiêu mắm muối gia vị vừa đủ nhồi vào bụng gà, hầm ăn. Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí sinh huyết. Chữa huyết hư, tâm tỳ hư.

Gỏi le le ngó sen: Thịt le le luộc rồi xé, ngó sen, hành tây, cà rốt thái nhỏ, đậu phộng rang, rau răm, chanh, tỏi, ớt gia vị vừa đủ, làm gỏi ăn tuần vài lần. Công dụng: kiện tỳ, ích khí dưỡng huyết... Chữa sản phụ thiếu sữa.

Canh le le bí đao: Thịt le le, bí đao, hành tiêu, gừng nước dùng gia vị vừa đủ, nấu canh ăn. Công dụng: bổ huyết nhuận táo, giải độc. Chữa da khô sần hay ngứa gãi dị ứng.

Canh vịt hầm nấm hương: Thịt le le, cà rốt, nấm hương, hạt sen, gừng hành, táo đỏ, mùi ngò lá gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: kiện tỳ, ích khí sinh huyết. Chữa suy nhược, chán ăn khó lên cân.

Le le nấu lẩu: Thịt le le, khoai môn, cà rốt, nấm rơm, nấm sò, hành tây, nước dùng vịt, rau ăn lẩu như rau muống, rau cải, hoa chuối, hoa lý, bông súng, giá đậu, gia vị vừa đủ, nấu lẩu ăn. Công dụng: kiện tỳ thận, dưỡng khí huyết. Chữa nam nữ yếu sinh lý ăn ngủ kém.

Le le nấu chao: Thịt le le, khoai môn, rau muống, hũ chao, nước dừa xiêm, bún, gừng, tỏi, ớt gia vị vừa đủ nấu ăn tuần vài lần. Công dụng: kiện tỳ thận bổ huyết điều kinh. Chữa phụ nữ huyết hư kinh không đều.

Lưu ý: Thịt le le rất bổ dưỡng giàu dược tính, tuy nhiên người đang ăn kiêng giảm cân, đang đau khớp do gút cần hạn chế.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-le-le-mon-ngon-vi-thuoc-tang-cuong-sinh-luc-19526.html)

Tin cùng nội dung

  • Một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy khoảng hơn 90% các trường hợp gặp rắc rối về vấn đề sinh sản ở nam giới là do không đủ số lượng tinh trùng cần thiết.
  • Khi ăn dưa hấu, chúng ta thường vứt đi phần hạt của nó, và thường chỉ sử dụng khi chúng được “tái chế” thành hạt dưa sấy, ăn nhâm nhi như món ăn vặt.
  • Khi trẻ bị ho, ngoài việc đi khám và dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ.
  • Sỏi đường tiết niệu có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận, đặc biệt ở người tuổi cao.
  • Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,... là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo.
  • YHCT gọi sỏi tiết niệu là chứng: sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY