Không rõ từ bao giờ, nhưng từ đời này qua đời khác, người việt vẫn truyền nhau tục mừng tuổi (lì xì) đầu năm mới. bắt đầu từ thời khắc giao thừa thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người lại cùng quây quần bên nhau, người lớn lì xì cho trẻ nhỏ mong cho hay ăn, chóng lớn, học giỏi, con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ thể hiện lòng thành kính biết ơn, cầu chúc năm mới nhiều phước an.
Tục mừng tuổi đầu năm (lì xì) vốn là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. (Ảnh: KT) |
Mừng tuổi đầu năm vốn là một nét đẹp văn hóa của người việt, nhưng theo thời gian, đang dần có những biến đổi. những ngày gần đây, dịch vụ đổi tiền mới đắt như tôm tươi dù phí cao ngất, lên tới 20%. một nhân viên ngân hàng ở hà nội kể rằng, cứ dịp tết, người thân, bạn bè lại nhờ đổi tiền mới hộ. có người đổi vài triệu, người vài chục triệu với các mệnh giá khác nhau từ to tới nhỏ. tiền mới được đổi chủ yếu để phục vụ việc lì xì đầu năm.
Hoặc nếu tìm kiếm trên google, chỉ cần nhập từ khóa “đổi tiền lì xì”, ngay lập tức hiện lên hàng trăm trang đổi tiền lẻ, với các tên như: “đổi tiền mới nguyên series”, “dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới”, “đổi tiền lì xì tết phí chỉ 3%”, “đổi tiền mới, tiền lẻ, tiền lì xì”…
Tôi có người bạn, mới về nhà chồng được vài tháng, trước tết, ngoài việc dọn dẹp, sắm tết, thì việc mất nhiều thời gian nhất là chạy khắp nơi đổi tiền mới để lo mừng tuổi con cháu hai bên. thậm chí phải mất cả buổi tối lên danh sách xem nhà có bao nhiêu cháu, mỗi cháu mừng tuổi bao nhiêu để ra tổng số tiền cần có. lại phải tính thêm cả những lì xì phụ, nếu đến chúc tết gặp trẻ con hàng xóm nhà họ hàng thì mừng tuổi thế nào.
Chuyện trước khi đi chúc tết phải nhìn xem ví có bao nhiêu tiền là chuyện có thật, đôi khi không lì xì hay lì xì ít lại thấy ái ngại, nhưng lì xì nhiều, nhà có cả hàng chục cháu, thì lại “đau ví”.
Lại có những thực tế rằng, nhiều trẻ nhỏ bị ảnh hưởng bởi người lớn, chẳng hề để ý đến ý nghĩa hay những câu chúc khi được lì xì, mà chỉ chăm chú mở xem “ruột” được bao nhiêu tiền.
PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh lý giải, tục mừng tuổi đầu năm vốn mang ý nghĩa tốt đẹp, xuất phát từ văn hóa ứng xử giữa con người với con người, đặc biệt là những người có quan hệ huyết thống, sau đó mở rộng ra các mối quan hệ xã hội khác nhau như giữa người lớn với trẻ em, giữa thầy với trò, thủ trưởng với nhân viên.
Đầu năm mới, trao nhau lì xì là cách để thể hiện sự quan tâm, chúc cho một năm mới tốt lành, vạn sự an. hoặc khi con cái lì xì cho bố mẹ tỏ lòng biết ơn, dưỡng dục, sinh thành...
Pgs.ts lê quý đức cho biết, cũng bởi vậy mà lì xì không cần phải là món tiền lớn, chỉ cần những đồng tiền mệnh giá nhỏ, gọi là lấy may. theo tục xưa, tiền lì xì thường bằng đồng chinh nhỏ, gói vào giấy đỏ, biểu hiện cho sự may mắn.
PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. |
Chuyên gia văn hóa này cũng thẳng thắn cho rằng, hiện nay tục lì xì đang dần bị biến tướng thành đút lót, mang tính thương mại hóa. trong thời gian, không gian hiếm hoi của năm, mà cả 2 bên đều thấy việc đưa và nhận là không tiêu cực. “nhiều người tết vẫn lì xì cho sếp hay con sếp, hoặc những người mình nhờ vả, không chỉ mang ý nghĩa trả ơn mà còn mong nhận được ưu đãi gì đó. điều này làm mất đi ý nghĩa vốn có, cái thiêng liêng của tục lì xì. cũng có những chỗ lì xì cần sự đồng loạt, ví dụ như ông chủ mừng tuổi nhân viên đầu năm, thì cần công bằng giữa mọi người, thế nhưng với con trẻ đôi khi lại không tốt”.
So sánh tục lì xì của người việt với việc phát quà của ông già noel ở các nước phương tây, pgs.ts lê quý đức cho rằng, việc bố mẹ tìm hiểu xem con thực sự thích gì sau đó nhờ ông già noel tặng món quà đó cho con trẻ sẽ phù hợp với nhu cầu của trẻ và có thể cá thể hóa món quà.
Pgs.ts lê quý đức cho rằng, việc lì xì đầu năm bằng quà, hay tiền tùy thuộc vào nhu cầu của từng trẻ, có những trẻ cần tiền lì xì để chi cho những khoản tiền học phí, mua sắm sách vở..., nhưng cũng có những trẻ lại thích những món quà hiện vật. dù lì xì gì đi nữa, của cho vẫn không bằng cách cho, quan trọng nhất vẫn là tình cảm, sự chân thành.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc lì xì, không tự ý mở lì xì trước mặt người tặng, biết trân trọng món quà ngày tết mà người khác tặng cho mình.
Pgs.ts lê quý đức cho rằng, tục lì xì đầu năm chỉ đúng với nét đẹp văn hóa vốn có của nó khi cả người nhận và người lì xì đều không cần lo nghĩ quá nhiều về mệnh giá đồng tiền bên trong, đặc biệt, những đứa trẻ nhận lì xì không bị cuốn vào vòng xoáy tiền bạc, thực dụng của người lớn.