Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Loại bỏ viêm nang lông

(SKGĐ) Lúng túng và mất tự tin khi cơ thể có quá nhiều lông mọc không đúng chỗ, đa số chị em đều tìm cách loại bỏ lông như cạo, nhổ hoặc tẩy lông. Tuy nhiên, những cách này lại dễ dàng gây tổn thương đến nang lông, dẫn đến viêm nang lông và các biến chứng của bệnh.

Viêm nang lông là hiện tượng những sợi lông mọc ngược xoắn lại và được bao bọc bởi một lớp màng da (nang lông) gây ngứa, ửng đỏ, da sần sùi. Căn bệnh này không chỉ gặp ở người trẻ tuổi mà mọi lứa tuổi đều rất dễ mắc phải. Do nhu cầu về thẩm mỹ mà phụ nữ là một trong những đối tượng dễ mắc viêm nang lông hơn nam giới, đặc biệt là viêm nang nông ở nách.

Rất dễ mắc bệnh

Ở điều kiện thời tiết nắng nóng cũng như việc sử dụng chung hồ bơi và bồn tắm nước nóng rất dễ dẫn đến viêm nang lông. Ngoài ra, dùng lưỡi dao cạo cũ, không tắm thường xuyên cũng là các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập vào nang lông và dẫn đến viêm nang lông. Những người thường xuyên dùng chung khăn tắm, mỹ phẩm cũng rất dễ mắc viêm nang nông.

Ban đầu, viêm chân lông giống như cái mụn nhỏ, đầu mụn trắng, xuất hiện ở 1, 2 lỗ chân lông. Khi nhiễm trùng lâu ngày, những mụn nhỏ hợp lại và tạo thành một mụn lớn, đóng mủ, gây ngứa ngáy khó chịu thậm chí là đau đớn.

Các tác nhân gây viêm nang lông có nhiều loại. Đa số trường hợp viêm nang lông là do tụ cầu trùng. Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, pseudomonas, proteus... nấm men, nấm sợi, nhiễm virus herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex.

Triệt tiêu viêm nang lông

Để ngăn ngừa bệnh, chị em cần tắm thường xuyên bằng xà bông diệt khuẩn. Bên cạnh đó, nên cẩn thận khi áp dụng các phương pháp loại bỏ lông như cạo, nhổ, tẩy bỏ các vùng không mong muốn.

Khi xuất hiện viêm nang, cần ngưng ngay việc cạo lông ở những vùng bị ảnh hưởng cho tới khi hoàn thành các biện pháp sát trùng. Ngoài ra, chị em có thể tẩy lông bằng biện pháp điện phân và dùng tia lazer để phòng tránh nguy cơ viêm nang lông.

Phụ nữ thường xuyên sử dụng bồn nước tắm nóng sẽ có nguy cơ mắc viêm nang lông cao hơn do nhóm vi khuẩn pseudomonas gây ra. Các phần cơ thể dễ bị ảnh hưởng nhất là phía dưới thắt lưng. Đối với loại vi khuẩn này, nên sát khuẩn bằng benzyl peroxide để làm sạch vùng da gây viêm nang lông.

Trong trường hợp viêm nang lông lan rộng thì nên sử dụng thuốc ciprofloxacin 500mg hai lần mỗi ngày và sử dụng từ 5-10 ngày.

Vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm nang lông là staphylococcus aureus. Khi phát hiện các vùng da bị vi khuẩn này gây viêm nang lông, chị em nên nên sử dụng thuốc kháng sinh như cephalexin, flucloxacillin và dicloxacillin với liều dùng 250-500mg, dùng ba lần mỗi ngày và dùng trong 10 ngày.

Ngoài các phương pháp nói trên, có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm nang lông ở phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố. Đó là các loại thuốc chống lại hóc môn nam hoặc thuốc tránh thai. Dù mang lại kết quả chậm, nhưng chúng cũng khá hữu ích trong việc đối phó với những vùng lông đen, dày không mong muốn. Về lâu dài, những phương pháp này cũng nhằm hướng tới việc giảm thiểu nguy cơ viêm nang lông ở phụ nữ.

Thanh Tuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/loai-bo-viem-nang-long-16391/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY