Khoa học hôm nay

Loài cá biển sâu này có tuổi thọ còn cao hơn con người, đến tuổi 45 mới trưởng thành

Cá vây tay, loài cá từng được cho là đã tuyệt chủng, có tuổi thọ hơn 100 tuổi và chỉ thực sự trưởng thành ở khoảng 50 năm tuổi đời.

Cá vây tay

Một nhóm các nhà nghiên cứu pháp đã phát hiện rằng loài cá vây tay (coelacanth) có thể sống cả một thế kỷ. không chỉ vậy, vòng đời của loài cá này như được kéo dài: một cá thể mất nhiều năm trong giai đoạn sơ sinh trong dạ con và ít nhất 45 tuổi mới trưởng thành hoàn toàn.

Một số ước tính trước đây cho rằng cá vây tay là một loài cá phát triển và sinh sản cực nhanh với vòng đời chỉ 20 năm. tuy nhiên một số quan sát gần đây về cá vây tay trong tự nhiên đã đặt ra nghi vấn rằng chúng thực tế sống lâu hơn nhiều. nghiên cứu mới được đăng trong tạp chí current biology ước tính tuổi thọ 100 năm, dựa trên xét nghiệm lớp vẩy dưới ánh sáng phân cực.

Loài cá này lần đầu tiên được biết đến qua các hóa thạch và được cho là đã tuyệt chủng từ kỷ creta (66 triệu năm trước). nhưng khi một thợ đánh cá ở nam phi kéo lưới và thu được một cá thể còn sống năm 1983, điều này khiến giới khoa học gặp phải cú sốc lớn. lớp vảy xanh dương và trắng ngọc gợi nhớ tới đại tá courtenay-latimer, một quản lý bảo tàng, người đã nhận diện được cá thể này chính là cá vây tay. chính lớp vây này đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra tuổi thọ thực sự của loài này, trong một nghiên cứu độc lập được thực hiện giữa mùa dịch.

Nghiên cứu mới được đăng trong tạp chí Current Biology ước tính tuổi thọ 100 năm, dựa trên xét nghiệm lớp vẩy dưới ánh sáng phân cực.

“Một số các nghiên cứu độc lập, không có nguồn tài trợ và chủ yếu để cho vui, té ra lại đem lại nhiều kiến thức hay. Đây là một trong số đó.” - Bruno Ernande, tác giả nghiên cứu và cũng là nhà nghiên cứu về tiến hóa tại đại học Montpelier ở Pháp.

Lớp vẩy của vây tai mọc theo hình vòng tròn mỗi năm tuổi của vây tay. độ rộng của các vòng này là dấu hiệu về tốc độ phát triển của cá. do khó khăn đi lại giữa covid, các nhà khoa học nhận mẫu vẩy qua thư từ nhiều viện khoa học khắp nước pháp và đức, sau đó phân tích chúng dưới kính hiển vi và ánh sáng phân cực, cho phép quan sát các lớp vẩy mọc thành vòng.

Phát hiện cho thấy tuổi thọ tối đa của cá vây tay dài hơn 5 lần so với hiểu biết trước đây - khoảng 1 thế kỉ. điểm bất ngờ không chỉ ở khoảng tuổi của cá vây tay, nhóm nghiên cứu còn phát hiện cá vây tay nằm trong dạ con khoảng 5 năm - dài hơn nhiều so với khoảng thai kỳ của các loài có vú (voi ấn độ giữ kỷ lục với 22 tháng). rõ ràng, cá vây tay không chỉ dành nhiều thời gian hơn để trưởng thành mà còn là chuyên gia “sống chậm” từ trong trứng.

Vòng đời vây tay

Qua hàng triệu năm tiến hóa kể từ thời điểm trước đây được cho là khi loài này tuyệt chủng, cá vây tay đã có nhiều đặc điểm tiến hóa về di truyền. những lớp vẩy lớn ở hai bên mang là một dấu hiệu cho sự tiến hóa này. tuy đặc điểm này rất giống với cá phổi (lungfish), phân tích gen chỉ ra cá vây tay có họ hàng gần với động vật 4 chân, các loài có xương sống bao gồm động vật có vú, bò sát, chim và lưỡng cư. với tuổi thọ tới 1 thế kỷ, cá vây tay xứng đáng được xếp vào lớp cao nhất của các loài cá sống lâu, cạnh tranh với cá mập.

Nhìn vào hơn 30 mẫu vật, mẫu lâu đời nhất có tuổi thọ 84, nhóm nghiên cứu kết luận cá vây tay đạt độ tuổi trưởng thành ở khoảng 50 năm. độ tuổi này được xác định dựa trên các nghiên cứu trước về độ dài cơ thể và các khác biệt cơ thể giữa tuổi chưa trưởng thành và đã trưởng thành. ở tuổi này, con người đã bắt đầu có tóc bạc và cần tới kính lão.

“các loài vật có tuổi đời ngắn, sinh sản thường có khả năng đối chọi với các áp lực sinh tồn hơn trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi loài người. những loài sống lâu, sinh sản ít như voi hay cá voi xanh sẽ gặp nhiều rủi ro đến từ con người hơn. theo quy luật đó thì cá vây tay đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng và có khả năng biến mất hoàn toàn.” - callum roberts, một nhà thủy sinh vật học tại đại học exerter cho biết.

Theo Kushman/Gia đình & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/loai-ca-bien-sau-nay-co-tuoi-tho-con-cao-hon-con-nguoi-den-tuoi-45-moi-truong-thanh-162212706130945700.htm

Theo Kushman/Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loai-ca-bien-sau-nay-co-tuoi-tho-con-cao-hon-con-nguoi-den-tuoi-45-moi-truong-thanh/20210627015048268)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY