Khoa học hôm nay

Loài kiến với quy tắc giao thông trên cả tuyệt vời

Có bao giờ bạn tự hỏi trong đàn kiến hàng ngàn con di chuyển nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng “ách tắc giao thông”. Vậy bí mật của loài côn trùng tí hon này là gì.

một nhà khoa học người đức drik helbing và các cộng sự của mình đã tìm hiểu phương thức di chuyển của các loài kiến trong suốt một khoảng thời gian, họ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về cộng đồng loài kiến.

Helbing và các cộng sự đã làm thí nghiệm từ một tổ, họ tạo hai làn đường khác nhau, một làn đường rộng hơn làn đường còn lại. Sau một khoảng thời gian di chuyển, những con kiến đua nhau chạy tới cục đường hẹp khiến nó trở nên đông đúc và tắc nghẽn. Tuy nhiên điều đặc biệt là khi một con kiến quay về tổ trên đường hẹp, gặp một con khác rời tổ, chúng sẽ cố gắng đẩy con kia sang làn đường rộng.

Quy tắc giao thông của loài kiến rất đáng để con người học tập

nhóm nghiên cứu mở rộng cả hai làn đường rồi lặp lại thí nghiệm. do chiều rộng tăng lên đáng kể nên tình trạng tắc nghẽn không xảy ra. lần này các chuyên gia nhận thấy những con kiến quay trở về không đẩy lũ kiến bò ra khỏi tổ nữa.



Sau khi phân tích băng ghi hình hai lần thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy mặc dù những con kiến bị đẩy phải đi một quãng đường dài hơn, song chúng vẫn tới được đích nhanh hơn so với khi đi bằng đường hẹp.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu các tài xế có thể cung cấp thông tin về tình hình giao thông cho những người đi ngược chiều giống như kiến thì tình trạng tắc nghẽn giao thông trên khắp hành tinh sẽ giảm đáng kể.

1

Theo Tuệ Linh/Ngày nay

Link bài gốc Lấy link

https://ngaynay.vn/loai-kien-voi-quy-tac-giao-thong-tren-ca-tuyet-voi-post10080.html

Theo Tuệ Linh/Ngày nay

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-kien-voi-quy-tac-giao-thong-tren-ca-tuyet-voi/20210401040419082)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY