Khoa học hôm nay

Loài người thông minh hơn nhờ trẻ sơ sinh?

Từ lâu, các nhà khoa học luôn chú tâm lý giải vì sao loài người thông minh hơn những động vật khác. 2 nhà tâm lý thuộc Đại học Rochester (Mỹ) là Celeste Kidd và Steven Piantadosi đã đưa ra một giả thuyết đầy tranh cãi cho câu hỏi hóc búa này.

Áp lực buộc loài người thông minh

Theo Kidd và Piantadosi, người tiền sử đối mặt với áp lực phải vừa có não lớn, vừa có khả năng đứng thẳng khi chuyển từ sống ở rừng sang thảo nguyên. Não lớn đòi hỏi các bà mẹ có xương chậu rộng, trong khi việc đi lại bằng 2 chân hạn chế kích thước xương chậu.

Có thể mâu thuẫn sản khoa này khiến người tiền sử sinh sớm hơn, khi xương sọ em bé vẫn còn nhỏ và trẻ sơ sinh cần sự giúp đỡ của người lớn nhiều hơn con non các loài khác. nhận thức ngày càng cao về việc em bé cần được chăm sóc đã tạo áp lực tiến hóa để loài người trở nên thông minh hơn do não phát triển hơn, buộc bà mẹ sinh sớm hơn, khiến em bé cần sự chăm sóc cẩn thận hơn.

Một em bé sơ sinh người Mỹ đang khóc đòi bú. Ảnh: Wiki

Để kiểm chứng giả thuyết này, hai nhà khoa học đã phát triển một mô hình toán học nêu mối quan hệ giữa tỷ lệ sống sót khi sinh ra với kích thước não trẻ và khả năng sống sót với mức độ thông minh của cha mẹ. mô hình này cho thấy áp lực phải tăng kích thước não và rút ngắn thời gian sinh, dẫn tới một sự tiến hóa “tránh”.

“Khi nhìn vào những điểm bất thường ở loài người, bạn sẽ thấy chắc hẳn có sự lựa chọn “tránh” nào đó diễn ra. Chúng ta có quá nhiều hành vi và khả năng lạ, không hề liên quan tới việc sinh sản” - nhà di truyền học Owen Lovejoy thuộc Đại học Kent, Ohio (Mỹ) nói.

Kidd và piantadosi tiếp tục kiểm chứng giả thuyết theo cách cơ bản nhất: ở một số loài linh trưởng, con càng cần sự giúp đỡ, bố mẹ càng thông minh. họ dùng thời gian cai sữa làm chỉ số đo độ non nớt của trẻ và chứng minh rằng độ non nớt có thể là chỉ số dự báo độ thông minh tốt hơn so với kích thước não.

Tuy vậy, mối quan hệ giữa kích thước não và trí thông minh vẫn còn khá phức tạp. cách thức sắp xếp bộ não mới quyết định trí thông minh chứ không phải kích thước não. có não lớn không hẳn thông minh, nhưng để thông minh hơn thì phải có não lớn hơn.

“trí thông minh có liên quan tới kích thước não, nhưng lại được quyết định chủ yếu bởi áp lực môi trường. trí thông minh tối đa có thể bị giới hạn bởi kích thước não, nhưng mức độ thông minh lại được quyết định bởi các áp lực khác và trong trường hợp của chúng ta, đó là việc phải chăm sóc em bé” - piantadosi nói.

Các tác giả cho rằng giả thuyết này giúp giải thích vì sao trí tuệ siêu đẳng lại được tiến hóa khá muộn - đặc biệt ở loài linh trưởng. “nếu như vấn đề thuộc về biến động môi trường, vậy vì sao bò sát và côn trùng sống lâu hơn linh trưởng rất nhiều lại không có được trí thông minh của con người? câu trả lời đó chính là những đứa trẻ”.

Vẫn còn tranh cãi

Rất nhiều nhà khoa học phản đối giả thuyết trên. nhà tâm lý robin dunbar - đại học oxford - cho rằng kidd đã hiểu sai học thuyết tiến hóa. theo dunbar, trí thông minh có liên quan tới cách phản ứng với sự thay đổi của môi trường, dẫn tới áp lực khiến chiến lược nuôi con phải thay đổi, đồng thời cũng khiến kích thước não thay đổi.

Nhà nhân chủng học Dean Falk - Đại học Florida - cho rằng học thuyết trên đã bỏ qua những dữ liệu hóa thạch và linh trưởng, trong đó việc đi lại bằng 2 chân đã khiến cấu trúc não thay đổi.

Sự thay đổi này diễn ra hàng nghìn năm trước khi kích thước não tăng lên. “các chứng cứ chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh đã cần sự giúp đỡ từ rất lâu trước khi các vấn đề sản khoa xảy ra (kích thước não bắt đầu tăng)” - bà falk nói. theo bà, do trẻ không thể tự chăm sóc nên việc chăm trẻ đã tạo động lực để não tiến hóa, làm xuất hiện ngôn ngữ và những khả năng nhận thức chỉ có ở con người.

Nhà nhân chủng học chet sherwood - đại học george washington (mỹ) - tin rằng nghiên cứu này chỉ là một sự diễn giải rộng hơn những ý tưởng đã cũ. “mô hình toán học đưa ra đã được bàn tới từ rất lâu, rằng quá trình tiến hóa của nhận thức người được hình thành bởi sự thay đổi trong quá trình phát triển não bộ, đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn từ mẹ”.

Nhà nhân chủng học wenda trevatan - đại học new mexico (mỹ) - cho rằng các tác giả đã đơn giản hóa mối quan hệ phức tạp giữa trí thông minh của cha mẹ với sự sống còn của con. tuy nhiên, bà đồng ý rằng việc trẻ cần cha mẹ trong thời gian dài đã ảnh hưởng tới tiến trình tiến hóa của loài người và góp phần tạo ra chúng ta như ngày nay.

Theo Tấn An/Khoa học và Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://khoahocphattrien.vn/suc-khoe/loai-nguoi-thong-minh-hon-nho-tre-so-sinh/20160609042224547p1c784.htm

Theo Tấn An/Khoa học và Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-nguoi-thong-minh-hon-nho-tre-so-sinh/20210216022813858)

Tin cùng nội dung

  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY