Dinh dưỡng hôm nay

Loại thịt dân dã này không ngờ chính là Thuốc bổ thượng hạng trong Đông y: Dùng dưỡng máu, trị bệnh rất tốt nhưng có 4 nhóm người tốt nhất đừng ăn

Nhắc đến loại thịt này, người ta nghĩ ngay đến những đặc sản lừng lẫy nhất của nông thôn Việt Nam, món nào cũng dân dã nhưng đưa cơm vô cùng, đặc biệt có tác dụng trị bệnh hiệu quả.

Không phải thịt gà, thịt bò... loại thịt được Đông y coi là "Thuốc bổ thượng hạng" chính là thịt vịt. Nhắc đến vịt, người ta nghĩ ngay đến những đặc sản lừng lẫy nhất của nông thôn Việt Nam, đó là vịt luộc, vịt nấu măng, vịt om sấu... món nào cũng dân dã nhưng đưa cơm vô cùng.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: "Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư...".

Còn trong tài liệu y thư cổ, thịt vịt là loại Thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân cũng truyền tụng rằng: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo.

Những món ăn, bài Thuốc có tác dụng trị bệnh từ thịt vịt

Theo Đông y, từ nguyên liệu quen thuộc là thịt vịt, chúng ta có thể chế biến thành các bài Thuốc, món ăn có công dụng trị bệnh hiệu quả.

1. Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể

Nguyên liệu: Một con vịt, đại táo, liên nhục, bạch quả, cả 3 vị Thuốc đều lấy 49 quả, nhân sâm 3g.

Cách làm: Vịt làm sạch, đại táo tách bỏ hạt, liên nhục ngâm bóc bỏ vỏ và tâm sen, bạch quả bỏ vỏ và ruột, nhân sâm thái lát nhỏ vụn. Dùng rượu, tương và dầu quét đều ngoài da và trong bụng vịt, sau đó cho cả 4 vị Thuốc vào bụng vịt, khâu lại, hầm chín rồi ăn.

2. Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người

Nguyên liệu: Vịt đực 1 con, gạo tẻ 100g.

Cách làm: Vịt làm sạch, nấu cho chín nhừ, tiếp tục cho gạo tẻ nấu tiếp cho thành cháo, cho thêm 3 củ hành đã đập giập. Ăn nóng khi đói.

3. Đau đầu, chóng mặt buôn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít

Cháu trai 4 tuổi bị ngộ độc nặng sau khi ăn món rau bà nội nấu: Cảnh báo nhận diện dấu hiệu đặc biệt ở loại rau rất quen thuộc có thể chứa độc tố, phải cẩn trọng khi ăn

Nguyên liệu: Một con vịt, 200g đậu đỏ, thảo quả 10g, hành sống.

Cách làm: Vịt làm sạch, đậu đỏ xay ngâm mềm đãi sạch cùng thảo quả xay nhuyễn, trộn đều rồi cho vào bụng vịt, khâu lại, cho nước đun ninh nhừ, thêm hành, không cho muối rồi ăn sẽ phát huy công dụng chữa bệnh rất tốt.

4. Tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt

Nguyên liệu: Thịt vịt 100g nấu 30 phút, đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào nấu thêm 15 phút rồi ăn.

5. Hen suyễn, thiếu máu

Nguyên liệu: Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào nấu cháo, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày 3 lần, duy trì liền một tuần.

4 đối tượng không nên ăn thịt vịt

Tuy bổ dưỡng sánh ngang Thuốc bổ nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, có 4 kiểu người cần tránh ăn thịt vịt kẻo bệnh tình thêm phần trầm trọng. Đó là:

- Người mắc bệnh gút 

Theo nghiên cứu, thịt vịt là thực phẩm chứa lượng purin cao, những người mắc bệnh gút cần tránh ăn loại thịt này để không làm tăng axit uric trong cơ thể, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

- Người có hệ tiêu hóa kém

Theo quan niệm của Đông y, thịt vịt có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ khiến những người có hệ tuần hoàn kém bị suy yếu hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… Ngoài ra, thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về xương khớp.

- Người mới phẫu thuật

Những người mới phẫu thuật cần kiêng đồ tanh vì sẽ làm vết thương lâu lành, trong khi đó thịt vịt lại có vị tanh.

Người đang bị ho, người mới phẫu thuật... cần kiêng ăn thịt vịt.

- Người đang bị ho

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, các thực phẩm tanh như vịt sẽ khiến người bị ho cảm thấy khó thở, sinh ra kích ứng, khiến triệu chứng ho thêm trầm trọng hơn.

Theo Đỗ Đỗ/ Tổ Quốc

http://nhipsongviet.toquoc.vn/loai-thit-dan-da-nay-khong-ngo-chinh-la-thuoc-bo-thuong-hang-trong-dong-y-dung-duong-mau-tri-benh-rat-tot-nhung-co-4-nhom-nguoi-tot-nhat-dung-an-22202010771514329.htm

Theo Tổ Quốc

Link bài gốc

Copy link

http://nhipsongviet.toquoc.vn/loai-thit-dan-da-nay-khong-ngo-chinh-la-thuoc-bo-thuong-hang-trong-dong-y-dung-duong-mau-tri-benh-rat-tot-nhung-co-4-nhom-nguoi-tot-nhat-dung-an-22202010771514329.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/chuyen-gia-noi-gi-209/loai-thit-dan-da-nay-khong-ngo-chinh-la-thuoc-bo-thuong-hang-trong-dong-y-dung-duong-mau-tri-benh-rat-tot-nhung-co-4-nhom-nguoi-tot-nhat-dung-an-368001)

Tin cùng nội dung

  • Những người có thói quen ăn nhiều rau chân vịt có thể giảm được bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác (27%) so với nhóm ăn ít hoặc không ăn nhóm rau này.
  • Bệnh sốt nhiệt là một chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, trên lâm sàng có đặc trưng là ăn ít, nằm nhiều, trọng lượng cơ thể giảm, rêu lưỡi dày nhớt. Bệnh này phần nhiều phát sinh ở vùng khí hậu ẩm ướt, thấy nhiều ở trẻ em sức khỏe yếu.
  • Viêm khớp là một căn bệnh rất phổ biến. Triệu chứng thường gặp là đau mỏi các khớp, đi laị không ổn định, điểm đau tương đối ổn định. Ngoài việc dùng Thuốc hoặc châm cứu có thể dùng các món ăn bài Thuốc để hỗ trợ chữa viêm khớp do phong thấp.
  • Món canh thịt vịt khổ qua (mướp đắng) thể hỗ trợ chữa da khô sần, ngứa ngáy. Tuy nhiên, nên chú ý dùng gia vị để giảm tính hàn của thịt vịt.
  • Phụ nữ thường đưa ra 101 lý do có vẻ rất hợp tình hợp lý để biện minh cho hành động “ngại yêu” của mình. Nam giới “cao tay” không nên ép phụ nữ lúc này mà nên “đánh” vào dạ dày của nàng
  • Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị Thu*c tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan,
  • Cua đồng là món ăn giản dị và mộc mạc trong ngày hè... Thịt cua đồng chứa nhiều protid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, B6 và PP
  • Trẻ suy dinh dưỡng SDD thường đi kèm với biếng ăn, trong khi đây lại là đối tượng cần ăn tăng cường hơn những trẻ khác để tạo đà phát triển cho bắt kịp chuẩn tăng trưởng.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Đông y cho rằng, nguyên nhân thiếu sữa phần lớn do khí huyết kém, ngoài ra có liên quan tinh thần căng thẳng, can khí uất kết gây tắc sữa. Phòng trị thiếu sữa chủ yếu bổ huyết, ích khí; nếu vú căng đau “viêm” thêm vị thanh can, giải uất, thông nhũ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY