Đồ ngọt là món ngon hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có cả trẻ nhỏ và người lớn. Những món ăn nhiều đường được yêu thích, ví dụ như, nước ngọt, bánh kẹo, chè, cháo, hoa quả ngọt…
bác sĩ doãn tường vi, nguyên trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện 198 cho hay: "với cơ thể tỷ lệ đường hoặc tinh bột chỉ chiếm 55-65% năng lượng. khi ăn nhiều đồ ngọt có nhiều đường trực tiếp và khẩu phần ăn nhiều đường (cơm, bánh mì, ngô, khoai, sắn…) sau quá trình tiêu hóa và hấp thu đường sẽ được chuyển hóa thành glucose đưa tới gan để để dự trữ.
Nếu dùng nhiều đồ ngọt (bánh, kẹo, nước ngọt, hoa quả) sẽ chuyển hóa thành chất béo tích lũy tại gan và sử dụng trong cơ thể. Khi cơ thể ăn lượng đường quá nhiều thì lượng chất béo tại gan sẽ tăng lên gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ.
Quá trình này nếu cứ tiếp diễn liên tục thì gan sẽ nhiễm mỡ sẽ ngày càng nặng hơn có thể dẫn tới xơ gan.
Một số nghiên cứu đã chỉ nhiều đường gây ra tác hại đối với gan như viêm gan do rượu, ngay cả khi không có hiện tượng thừa cân béo phì xảy ra. Dư thừa đường sẽ gây ra hiện tượng gan thoái hoá".
Bác sĩ Tường Vi cũng lưu ý thêm, nhiều người có quan điểm cho rằng, ăn nhiều hoa quả để giảm cân và tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hoa quả ngọt thì lại vô tình gây ra gánh nặng không đáng có cho gan. Gan sẽ phải làm việc quá tải đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và gây hại cho gan.
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây ra gánh nặng cho gan, ảnh minh hoạ.
Theo pgs.ts trịnh thị ngọc, phó chủ tịch hội gan mật việt nam, gan nhiễm mỡ có 2 loại: gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. gan nhiễm mỡ không do rượu có chế độ ăn uống và thừa cân béo phì.
Ăn quá nhiều đạm, đồ rán gan không thể chuyển hóa gây ra triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Đồ mỡ, chiên rán thường có chứa một lượng cholesterol cao. Nếu gan không thể chuyển hóa hết cholesterol sẽ tích trữ trong gan gây lên tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ăn uống nhiều đồ ngọt gây ảnh hưởng trực tiếp tới lá gan. kẹo bánh, nước ngọt… có chứa glucose khi vào cơ thể sẽ tới gan. tại gan glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen.
Chức năng của glycogen là một nguồn phụ dự trữ năng lượng lâu dài, với nguồn dự trữ chính là chất béo nằm trong mô mỡ. Glycogen ở cơ chuyển hóa thành đường glucose bởi các tế bào cơ, và glycogen ở gan chuyển hóa thành glucose được sử dụng cho toàn bộ hệ thống cơ thể. Ăn dư thừa đồ ngọt khiến dẫn tới tích trữ mỡ gây ra gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, đồ ngọt (kẹo, bánh, nước ngọt…) còn cung cấp nhiều năng lượng nhưng không có tác dụng xây dựng cơ thể. Ăn nhiều đồ ngọt có thể hỏng men răng.
"người có khẩu phầu ăn hảo ngọt thường sẽ bị dư thừa năng lượng dễ dẫn tới hội chứng rối loạn chuyển hóa như: tim mạch, huyết áp…", bác sĩ tường vi nói.
Bác sĩ Tường Vi cho hay, người Việt đang lạm dụng nhiều đồ ngọt gây hại cho gan và sinh ra nhiều gánh nặng bệnh lý khác như thừa cân béo phì ở cả người lớn và trẻ nhỏ, rối loạn chuyển hoá.
Đối với trẻ nhỏ nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ xảy ra 2 vấn đề đối với sức khoẻ: nhóm 1 ăn nhiều dẫn tới thừa cân; nhóm ăn nhiều đồ ngọt dẫn tới biếng ăn, bỏ bữa dẫn tới suy dinh dưỡng thấp còi.
Để có sức khỏe tốt chuyên gia dinh dưỡng lưu ý:
- Nên hạn chế sử dụng đồ ngọt trong ăn uống và ngay cả chế biến món ăn.
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm đường hấp thu nhanh như kẹo, bánh, nước ngọt…
- Sau bữa cơm thì không nên sử dụng đồ ngọt để tránh dư thừa năng lượng gây ra thừa cân béo phì.
- Không sử dụng đồ ngọt, thức ăn ngọt vào buổi tốt.
- Giảm ăn chất bột đường thay vào đó nên ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Thay các món tráng miệng kẹo, bánh, chè… bằng cách loại hoa quả ít ngọt
- Thay nước ngọt bằng cách loại nước trái cây tươi, sinh tố.
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng trực tiếp bảo vệ sức khỏe chế biến món ăn chế độ ăn uống gan nhiễm mỡ hội chứng rối loạn chuyển hóa Hội Gan mật Việt Nam khẩu phần ăn lạm dụng rượu Phó Chủ tịch rối loạn chuyển hoá rối loạn chuyển hóa sức khỏe tốt suy dinh dưỡng suy dinh dưỡng thấp còi