Thứ nhất là tránh những lời nói thô bỉ (những từ ngữ tàn nhẫn, ác, bẩn thỉu, kích thích). Những lời này dù có chân thật, dù có lợi cho người nghe nhưng không làm cho họ vừa ý. Ví dụ: Ôi sao dạo này chị béo thế, chị phải tìm cách giảm cân đi chứ. Cổ nhân nói “trung ngôn nghịch nhĩ” là những lúc như thế này đây.
Thứ nhì là tránh những lời nói gây chia rẽ, gây bất hòa (những từ ngữ chia đảng phái, phe bầy). Chị em phụ nữ chúng mình ít nhiều cũng đã bị rơi vào cảnh: “Chị A nói với chị B, và chị nghe từ chị C nói với chị D em là người nông cạn, luộm thuộm, hợm hĩnh”. Cuối cùng là nghi ngờ, mất lòng nhau, nghi kỵ nhau dẫn đến đổ vỡ tình bạn.
Thứ ba là tránh những lời nói dối (những từ ngữ mưu gian, lừa gạt, mánh khóe). Đây là những lời nói giả dối có thể dễ lọt tai người nghe, hoặc là những lời ba hoa, khoác lác nhằm đề cao người nói. Chẳng có lời nói dối nào là sẽ không quay trở lại gây tai hại cho người nói, sau khi đã làm tổn thương người nghe.
Thứ tư là tránh những lời nói tầm thường (những từ ngữ không có giá trị, vô ích, vu vơ). Những lời nói này tưởng như vô hại nhưng thật ra chúng lấy đi cơ hội để chúng ta suy ngẫm, lựa những lời hay, tiếng thật – những lời nói khiến ta gắn kết hơn với người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Ngoài những điều Phật dạy nói trên, thì việc học ăn học nói, học gói học mở là những điều mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Còn nữa, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ai cũng thích lắng nghe những lời dịu dàng, mang sự thấu hiểu và động viên.
Giao tiếp giữa người với người đôi khi đòi hỏi một chút kĩ năng, một chút tinh tế, một chút kinh nghiệm mà không phải ai từ lúc mới sinh ra đều có cùng chung tư duy và kiến thức. Giao tiếp tốt chắc chắn giúp chúng ta tiến gần đến nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống và được nhiều người yêu quý và tin tưởng hơn.
Chủ đề liên quan:
chánh ngữ giao tiếp lời hay ý đẹp Lời Phật dạy Nói lòi hay Phật dạy phép giao tiếp