1. Khi gặp được người mà bạn thật lòng yêu thương: Bằng mọi giá hãy làm cho người ấy yêu thương bạn và muốn ở bên bạn mãi mãi, bởi nếu người ấy ra đi, bạn sẽ vô cùng đau khổ.
2. Khi gặp một người bạn đáng tin cậy: Hãy giữ mối quan hệ tốt đẹp với người này vì trong cuộc đời rộng lớn này thì việc gặp được tri âm tri kỷ vô cùng khó.
3. Khi gặp người mà bạn mang ơn: Hãy có những hành động bày tỏ sự cảm kích với họ, tuyệt đối không nên làm tổn thương họ vì họ chính là ân nhân của bạn.
4. Gặp lại người yêu cũ: Nên nở nụ cười với họ, cảm ơn họ vì đã giúp bạn hiểu thêm về tình yêu.
5. Gặp người từng ghét cay ghét đắng bạn: Nên cười xã giao với họ vì họ làm bạn trở nên kiên cường, cứng rắn hơn.
Ảnh minh họa.
6. Gặp người đã từng phản bội bạn, quay lưng với bạn: Hãy cứ vui vẻ bắt chuyện với họ vì nếu như không có sự phản bội của họ thì tầm hiểu biết của bạn về cuộc sống này vẫn vô cùng hạn hẹp.
7. gặp người bạn đã từng yêu say đắm: nên chúc phúc cho họ, bởi vì khi yêu là nhìn thấy người mình yêu hạnh phúc cũng là một điều hạnh phúc.
8. Gặp người tình cờ đi ngang qua bạn: Họ là người góp phần khiến cuộc sống của bạn lung linh hơn, màu sắc hơn, bạn nên cảm ơn họ.
9. Và hãy cảm ơn một nửa của bạn hiện nay bởi vì người ấy đã dành tình yêu cho bạn, vì bạn và người ấy đang hạnh phúc.
Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta thường dễ vui, dễ buồn và thường phản ứng rất nhanh với mọi thứ xung quanh theo bản năng. Càng lớn lên, việc bộc lộ cảm xúc sẽ bị hạn chế lại. Không phải chúng ta trở nên vô cảm mà đơn giản chỉ là chúng ta học được cách kiềm chế cảm xúc.
Khi cuộc sống xảy ra vấn đề, có người chọn cách phản ứng lại bằng những cảm xúc tiêu cực. Có người lại bình tĩnh, hít thở thật sâu và để cho lí trí cân nhắc phương án giải quyết. Với tuýp người thứ hai, họ có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, họ biết cách lùi một bước để thấy được toàn cảnh vấn đề.
Người khôn ngoan luôn bình tĩnh trong khủng hoảng. Họ có thể lùi lại và nhìn thấy toàn cảnh rộng lớn hơn. Họ suy nghĩ chín chắn và có sự phản tỉnh. Họ nhận ra giới hạn tri thức của bản thân, luôn tỉnh táo để xem xét đến những khía cạnh thay thế.
Trong Phật giáo, việc lùi bước này được đúc kết thành câu châm ngôn nổi tiếng: "Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao". "Lùi một bước" không phải yếu hèn mà là cảnh giới của trí tuệ. Và đó là một triết lí của hạnh phúc.
Theo Đạo Phật, căn nguyên của mọi nỗi khổ trên đời là do ham muốn của con người. Tâm sinh ham muốn quá nhiều mà không đạt được, ấy là khổ đau.
Vậy nên, khi đối diện với thực tế cuộc sống, những chuyện đau lòng hay sự uất ức chúng ta cần phải biết chấp nhận rằng, mọi thứ trong cuộc sống này đâu phải lúc nào cũng như ý muốn của chúng ta... Nếu bạn không thể thay đổi được sự vật, sự việc vậy thì bạn nên học cách chấp nhận nó.
Con người chúng ta thường khổ sở, chạy theo những thứ phù phiếm, xa vời. Vậy tại sao phải làm khổ bản thân như vậy, hãy tập buông bỏ, buông được bao nhiêu, chính là bạn đang giúp bản thân bớt đi nỗi buồn khổ bấy nhiêu. Đừng bao giờ nghĩ rằng người khác làm bạn đau khổ, nỗi đau khổ này đến từ chính bạn.
Khi bạn học được cách chấp nhận bạn sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản hơn, không ngột ngạt trước những suy nghĩ cố chấp. Hãy cứ bước về phía trước, hãy xem những gì trải qua là một bài học cho mình về sau. Học được cách chấp nhận và buông bỏ, cũng chính là lúc bạn đang tiến dần về phía chân trời hạnh phúc, an lạc.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/phat-day-9-cach-doi-dai-voi-con-nguoi-de-cuoc-song-ngay-cang-tot-dep-hon-search/Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp