Cây thuốc quanh ta hôm nay

Long nha thảo trị xuất huyết, suy nhược cơ thể

Theo Đông y, tiên hạc thảo vị đắng chát, tính lương; vào kinh phế, can và tỳ. Có tác dụng chỉ huyết bổ hư kiện vị.

Long nha thảo còn gọi tiên hạc thảo, cỏ răng rồng. Tiên hạc thảo là phần trên mặt đất khô của cây (Agrimonia nepalensis D. Don.), thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Tiên hạc thảo có tanin, sterol, flavonoid và dẫn chất agrimol, có tác dụng cầm máu. Tác dụng làm co cơ mạch ngoại vi, làm tăng số lượng tiểu cầu thúc đẩy quá trình đông, cầm máu, ngoài ra còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng.

Theo Đông y, tiên hạc thảo vị đắng chát, tính lương; vào kinh phế, can và tỳ. Có tác dụng chỉ huyết bổ hư kiện vị. Trị xuất huyết, thể, chấn thương đụng giập; tác dụng bổ trung ích khí. Liều dùng 12 - 25g. Loại tươi có thể dùng từ 60 - 120g.

Cây long nha thảo (Agrimonia nepalensis D. Don.)

Tiên hạc thảo được dùng làm Thu*c trong các trường hợp:

Thu liễm cầm máu:

Bài 1: tiên hạc thảo 12 - 20g, sắc nước, thêm đường trắng pha uống, ngày uống 2 lần. Trị các chứng chảy máu.

Bài 2: tiên hạc thảo 20g, xuyến thảo 12g, ngó sen 20g. Sắc uống. Trị nôn ra máu, đại tiện ra máu, băng huyết. Hoặc nghiền thành bột đắp chỗ đau chảy máu do chấn thương.

Bài 3: tiên hạc thảo 20g, liên bồng thán 20g, hương phụ sao 6g. Sắc uống. Trị tử cung chảy máu cơ năng.

Thanh trường, cầm tiêu chảy:

Tiên hạc thảo 20g sắc, thêm 20g đường trắng pha uống. Trị viêm ruột, lỵ.

Bổ trung ích khí:

Tiên hạc thảo tươi 120g, đại táo 63g. Sắc uống. Dùng khi trung khí bất túc, mệt mỏi; các chứng viêm nhiễm sốt có triệu chứng (sốt xuất huyết, đường tiêu hóa...).

Tẩy trùng, chống viêm:

Bài 1: rễ hoặc mầm tiên hạc thảo thu hái vào đầu xuân, cuối thu; rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài khi còn tươi, phơi khô, nghiền thành bột mịn. Người lớn 50g, trẻ em 1g/kg thể trọng, uống vào sáng sớm, lúc đói. Trị giun đũa. Nếu sau 2 giờ không thấy biểu hiện đi đại tiện thì uống thêm Thu*c tẩy.

Bài 2: tiên hạc thảo làm thành cao lỏng, thêm ít mật ong, bôi ngoài. Chữa mụn nhọt sưng, trị hạch bị viêm, viêm tuyến sữa.

Món ăn chữa bệnh có tiên hạc thảo:

Nước sắc tiên hạc thảo đường đỏ trứng gà: tiên hạc thảo 30g, trứng gà 10 quả, đường đỏ 30g. Sắc tiên hạc thảo lấy nước, bỏ bã; cho đường đỏ và đập trứng vào đun chín trứng là được. Dùng cho phụ nữ dọa sẩy thai, rỉ rả...

Nước đường tiên hạc thảo: tiên hạc thảo 18g, đường trắng 30g. Tiên hạc thảo đem sắc lấy nước bỏ bã, cho đường trắng khuấy tan và đun sôi, uống hàng ngày. Thích hợp cho bệnh nhân lao phổi khái huyết.

Tiên hạc thảo hầm gan lợn: tiên hạc thảo 15 - 20g, gan lợn 100g. Tiên hạc thảo rửa sạch, cùng gan lợn nấu nhừ, vớt bỏ bã Thu*c, thêm gia vị, ăn gan và uống nước canh. Rất tốt cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng.

Tiên hạc thảo chưng rượu: tiên hạc thảo 30g chưng với 500ml rượu. Dùng cho chị em viêm tắc sữa, áp-xe vú khởi phát.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/long-nha-thao-tri-xuat-huyet-suy-nhuoc-co-the-n149982.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY