Kinh tế xã hội hôm nay

Luật giáo dục đại học sửa đồi: Không thể hòa trộn chương trình đào tạo và năng lực giữa thạc sĩ, tiến sĩ với bác sĩ CK

Liên quan đến vấn đề Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đang trình và lấy ý kiến Quốc hội, ngày 5/11 Báo Suckhoedoisong.vn đã có bài Luật Giáo dục đào tạo đại học: Nếu không xem xét lại, hệ thống y tế có nguy cơ không đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Trong đó nêu về việc sửa đổi là cần thiết, tuy nhiên cần xem xét và bổ sung quy định về loại hình trình độ và văn bằng trong lĩnh vực y tế cũng như Chính phủ nên quy định văn bằng chuyên gia đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu…

Và, để lý giải cụ thể hơn tại sao việc bổ sung như vậy lại cần thiết, TS. Nguyễn Minh Lợi Phó Cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế - thành viên tổ tư vấn đổi mới của Bộ Y tế cho hay.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để trở thành người bác sĩ hành nghề chuyên môn, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 6 năm ở trường đại học, người học còn phải đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu và thường xuyên đào tạo cập nhật, phát triển nghề nghiệp. Nhưng trong thời gian 6 năm học tập để trở thành bác sĩ, không giống như các chương trình cử nhân khác, chương trình đào tạo bác sĩ bao gồm các hợp phần, nội dung thực hành và các giai đoạn trải nghiệm công việc trực tiếp tại các cơ sở y tế dựa trên các nền tảng lý thuyết. Y học là nhân học nên nội dung chương trình phức tạp hơn nhiều, thời gian dài hơn so với các chương trình cử nhân 4 năm, và thường có định hướng chuyên nghiệp và chuyên môn sâu hơn so với các chương trình cử nhân của các ngành khác.

Chương trình đào tạo và năng lực của chuyên khoa và chuyên khoa sâu (ở Việt Nam hiện nay là đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và Nội trú) cũng khác hẳn chương trình và năng lực đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ.

“Theo hệ thống trình độ đào tạo và văn bằng của nhiều nước trên thế giới, thường theo hai định hướng đào tạo là hướng hàn lâm (academic) và hướng chuyên nghiệp (professional). Trong đó, đào tạo bác sĩ đi theo hướng chuyên nghiệp nhưng trình độ đào tạo và văn bằng giáo dục đại học (bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa sâu gồm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2) - đối với những đối tượng này không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Và rất tiếc là điều này chưa được thể hiện trong Dự thảo Luật - chính vì vậy cần thiết phải quy định về loại hình trình độ và văn bằng này trong dự thảo Luật”. TS Lợi nhấn mạnh.

Cũng theo TS. Lợi, không thể hòa trộn hoặc lẫn lộn về chương trình đào tạo và năng lực giữa cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với bác sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú. Nguyên lý tiếp cận ở sẽ là: Đây là loại hình đào tạo chuyên sâu mà nước nào cũng có thuộc bậc đào tạo sau tốt nghiệp đại học. Vậy có đào tạo các đối tượng này thì pháp luật sẽ quy định ở đâu?. Chúng tôi xin được giới thiệu mô hình của Indonesia và Trung Quốc (theo tài liệu chúng tôi có là văn bản Luật Giáo dục đại học – Higher Education Law).

Không thể hòa trộn hoặc lẫn lộn về chương trình đào tạo và năng lực giữa cử nhân, thạc sĩ tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II (ảnh minh họa)

Về Luật Giáo dục đại học của Indonesia: có các quy định về văn bằng của giáo dục chuyên nghiệp và chuyên gia (professional, specialist). Tôi cho rằng nếu đó là luật giáo dục đại học y khoa thì mọi người sẽ công nhận ngay đó là bác sĩ, chuyên khoa 1 hay chuyên khoa 2 như ở Việt Nam nhưng đây là luật chung nên chỉ gọi chung là chuyên nghiệp và chuyên gia

​Và theo Luật Giáo dục đại học của Indonesia tại Điều 1 xác định giáo dục đại học Indonesia có Giáo dục học thuật; Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó xác định: “Giáo dục chuyên nghiệp là GDĐH sau khi hoàn thành chương trình cử nhân để chuẩn bị cho sinh viên làm các việc đòi hỏi một trình độ chuyên nghiệp cụ thể.

Tại Điều 24, 25 và 26 của Luật cũng nêu rõ thẩm quyền là do Chính phủ chủ trì. Điều 24 cũng xác định sinh viên tốt nghiệp của giáo dục chuyên nghiệp sẽ được cấp bằng chuyên nghiệp hoặc chuyên gia.

Còn về Luật Giáo dục đại học của Trung Quốc. TS. Lợi cho hay, qua tài liệu có được, Trung Quốc tiếp cận theo hướng công nhận tương đương như tài liệu ISCED 2011 của UNESCO mà đã có lần chúng tôi giới thiệu. Nội dung được quy định trong Điểu 19 của Luật.

Về tên trình độ và văn bằng được xác định rõ có: Cử nhân hoặc tương đương, Cử nhân chuyên nghiệp hoặc tương đương, Thạc sĩ hoặc tương đương và Tiến sĩ hoặc tương đương…

“Tôi tin là các tài liệu này Ban soạn thảo đã tiếp cận. Theo chúng tôi, trong xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt là chúng ta đã tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và đã ký thỏa thuận công nhận văn bằng với Trung Quốc thì dù theo hướng nào thì cũng cần quy định rõ trong luật để vừa xác định cơ cấu giáo dục của Việt Nam, vừa có cơ sở tham chiếu với các nước, vừa đảm bảo tính khách quan và công bằng cho người học. Có như vậy, hệ thống thể chế của Việt Nam mới từng bước được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ và hội nhập quốc tế”, TS. Lợi kiến nghị.

H.Nguyên (ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/luat-giao-duc-dai-hoc-sua-doi-khong-the-hoa-tron-chuong-trinh-dao-tao-va-nang-luc-giua-thac-si-tien-si-voi-bac-si-ck-n150352.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, em bị sưng amidan cách đây khá lâu và thời gian gần đây thường xuyên phải uống kháng sinh. Em muốn phẫu thuật cắt amidan ở BV Đại học Y dược TPHCM nhưng không biết thủ tục, thời gian và chi phí thế nào. Rất mong Mangyte giúp em. Xin cảm ơn ạ. (Hồng Anh - Long An).
  • Xin kính chào Mangyte, Em muốn đến khám bệnh tại BV Đại học Y dược nhưng nghe nói bệnh viện lớn lắm, em ở quê lên lại không quen biết, cũng không giỏi ăn nói nên không biết đến phải hỏi han thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn quy trình khám bệnh của BV Đại học Y dược giúp em, để việc đi lại của em được dễ dàng hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Mangyte nhiều. (Tăng Thị Minh - Tiền Giang)
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Kính chào quý báo, Em có nghe thông tin BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức phẫu thuật miễn phí cho người bị dị tật khe hở môi - hàm ếch. Em muốn tìm hiểu thông tin để đưa cháu nhà em đi chữa trị, kính xin quý báo giúp đỡ giùm em. Em xin trân trọng cảm ơn. (Mỹ Dung - mudung…@gmail.com)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY