Ẩm thực hôm nay

Lươn - Vị Thuốc tốt bồi bổ cơ thể

Theo y học cổ truyền, lươn được coi là một vị Thuốc tốt dùng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Theo Đông y, lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, làm mạnh gân cốt,
Theo y học cổ truyền, lươn được coi là một vị Thuốc tốt dùng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể">bồi bổ cơ thể. Theo Đông y, lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch được dùng chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, đau lưng, cơ thể suy nhược. Sau đây là bài Thuốc sử dụng - Súp lươn sâm quy: Bài Thuốc này có tác dụng bổ khí huyết, chữa suy nhược, thiếu máu, xanh xao mệt mỏi. Lươn 500g, đảng sâm 15g, đương quy 15g, rượu, hành, gừng, mì chính, muối, dầu mỡ vừa đủ.

Cách chế biến: Mổ lươn phía lưng, lọc bỏ xương, ruột; chặt bỏ đầu đuôi thái sợi dài. Sâm, quy bọc trong túi vải, buộc chặt, cho vào nồi; cho thịt lươn, rượu, gừng, nước vừa đủ. Đun sôi, hớt bỏ váng rồi để lửa nhỏ đun khoảng một giờ nữa, vớt bỏ túi Thuốc, thêm mì chính, gia vị theo ý thích. Ăn xúp với cơm.

- Canh lươn đậu đen, hà thủ ô: Bài Thuốc này có tác dụng ích can thận, chống lão suy, tóc bạc, đau lưng, làm sáng mắt: Lươn 90g, đậu đen 90g, hà thủ ô chế 9g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ vài quả.

Lươn có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn chứa 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, canxi...

Cách chế biến: Làm lươn sạch, bỏ ruột, để nguyên con. Đậu đen ngâm nước cho nở, rửa sạch. Hà thủ ô, gừng tươi, táo đỏ đều rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu to lửa cho sôi sau đó ninh lửa nhỏ khoảng 3 giờ, cho gia vị vừa đủ. Ăn nóng.

- Canh lươn: (dùng cho bệnh nhân đái tháo đường) Bài Thuốc này có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, dưỡng âm thích hợp với người bệnh đái tháo đường: Lươn 200g, bắc sa sâm 10g, bách hợp 10g, gừng, gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Làm lươn sạch, bỏ ruột, bỏ xương, cắt đoạn nhỏ, cho gừng sống vào, đun sôi rồi cho sa sâm, bách hợp vào, giảm nhỏ lửa đun độ nửa giờ nữa là được. Dùng canh này ăn trong bữa cơm.

- Chữa trẻ em bị cam tích: Lấy 50g thịt lươn vàng xắt thành khúc, cho thêm hương nhu với một lượng vừa phải, hầm rồi dùng. Hoặc lấy 1 con lươn vàng mổ bỏ nội tạng, xắt thành khúc cho vào trong một cái bát cho thêm 10g mề gà (kê nội kim) với một lượng nước vừa phải nấu chín, cho thêm gia vị ăn 1-2 lần trong ngày, ăn liên tục 5-7 ngày.

Bác sĩ Trần Thị Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luon-vi-thuoc-tot-boi-bo-co-the-19190.html)

Tin cùng nội dung

  • Dùng rượu làm phụ liệu có ý nghĩa tăng tính ấm cho vị Thuốc, làm cho khí vị của Thuốc đi lên trên thượng tiêu.
  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY