Các nhà khoa học từ cục quản lý khí quyển và đại dương quốc gia của mỹ (noaa) và viện hải dương học scripps thuộc đại học california san diego, cho biết, lượng carbon dioxide trong không khí đo được tại trạm thời tiết của noaa trên núi mauna loa ở hawaii là cao nhất kể từ khi các phép đo bắt đầu cách đây 63 năm.
Phép đo được gọi là đường cong keeling, theo tên nhà khoa học charles david keeling, người bắt đầu theo dõi carbon dioxide tại đó vào năm 1958, là một tiêu chuẩn toàn cầu cho mức carbon trong khí quyển.
Các thiết bị đặt ở đài quan sát của noaa trên đỉnh núi đã ghi nhận lượng carbon dioxide vào khoảng 419 phần triệu vào tháng 5 vừa qua, nhiều hơn mức 417 phần triệu vào tháng 5-2020.
Ông pieter tans, nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm giám sát toàn cầu của noaa cho biết, do carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, các phát hiện cho thấy việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và các hoạt động khác dẫn đến phát thải carbon phải là ưu tiên hàng đầu để tránh những hậu quả thảm khốc.
Trong báo cáo, ông tans viết: “chúng ta đang thêm khoảng 40 tỷ tấn khí thải co2 ô nhiễm vào bầu khí quyển mỗi năm. đó là một núi carbon mà chúng ta đào ra khỏi trái đất, đốt cháy và thải vào khí quyển dưới dạng co2 năm này qua năm khác”.
Báo cáo cho biết, lượng carbon trong không khí hiện nay nhiều như cách đây khoảng 4 triệu năm, thời điểm mực nước biển cao hơn ngày nay 24 m và nhiệt độ trung bình cao hơn khoảng 3,9 độ C so với trước cuộc Cách mạng Công nghiệp.
Báo cáo cho biết, mặc dù lưu lượng giao thông và thương mại giảm do phong tỏa trong đại dịch, nhưng tổng lượng carbon trong khí quyển không sụt giảm, một phần là do cháy rừng làm giải phóng carbon, phần nữa là do hành vi tự nhiên của carbon trong khí quyển.
Ông tans cho biết, mức độ carbon dioxide đo được không bị ảnh hưởng bởi núi lửa hawaii đang phun trào vì trạm này nằm đủ xa các núi lửa đang hoạt động để các phép đo không bị sai lệch, một số các luồng carbon dioxide cũng đã bị loại bỏ khỏi dữ liệu.