Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn với phụ nữ có thai và trẻ em

Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi cần phải lưu ý một số điểm khi ăn trứng vịt lộn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe với món thực phẩm quá bổ dưỡng này.

Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân nhưng bổ dưỡng ở việt nam. một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm a, b, c, sắt… tuy nhiên, có một số lưu ý nhất định khi ăn loại thực phẩm bổ dưỡng này, đặc biệt đối với

Theo gs bùi minh đức, viện dinh dưỡng quốc gia, trứng vịt lộn tốt hơn trứng thường, nhưng phải ăn đúng liều và đúng cách mới hiệu quả.do giàu giá trị dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.

Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi nên lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi nên lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Bác sĩ doãn thị tường vy - nguyên trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện 198 khuyến cáo, trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn trứng vịt lộn. trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1.000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300 - 500mcg. ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin a dư thừa. vì vitamin a được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương, theo báo infonet.

Bên cạnh đó, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…Trẻ ăn 1-2 quả 1 lúc sẽ cực kì nguy hiểm và gây khó tiêu.

Đối với trẻ em từ 5 đến 12 tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng cút lộn/ngày. với trứng vịt lộn chỉ ăn 1/2 quả/ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.

Trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn hay 5 - 10 quả trứng cút lộn/ngày. hoặc 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 – 3 tháng liền). các chuyên gia y tế khuyến cáo, người trưởng thành cũng không nên ăn trứng vịt lộn hàng ngày vì quá nhiều chất dinh dưỡng, dễ bị tăng cholesterol trong máu - nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tạo protein xấu cho người bệnh gout. bởi vậy,không nên ăn 2 quả cùng lúc. lưu ý, không nên ăn trứng vịt lộn buổi tối vì khó tiêu, ngủ không yên giấc.

Bà bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm với trứng vịt lộn

Bà bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm với trứng vịt lộn

Mẹ bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm trứng vịt lộn bởi vì rau răm tốt cho người bình thường, nhưng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi; tương tự, gừng tươi nóng có thể gây sảy thai (nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo).

Khi bồi bổ bằng trứng lộn không nên hút Thu*c lá, tránh rượu bia và các chất có cồn. trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống Thu*c có sinh tố a hàm lượng trên 1.000ui (vì trong 100g trứng vịt lộn đã có 3.914ui sinh tố a, chưa kể tiền sinh tố a), theo sức khỏe đời sống.

Theo Phương Khanh/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/phu-nu-co-thai-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an-trung-vit-lon-d63745.html

Theo Phương Khanh/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/luu-y-khi-an-trung-vit-lon-voi-phu-nu-co-thai-va-tre-em/20201212090640650)

Tin cùng nội dung

  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY