Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

M* t*y đá và hiểm họa HIV cho người trẻ

Kể từ khi methamphetamine - M* t*y đá xuất hiện, hiểm họa M* t*y, HIV gia tăng ở giới trẻ. . Đáng nói là chưa có can thiệp nào thích ứng với sự thay đổi này.
Kể từ khi methamphetamine - M* t*y "đá" xuất hiện, hiểm họa M* t*y, HIV gia tăng ở giới trẻ. Trong lần phát biểu mới đây tại Hà Nội, Giáo sư Francoise Barre-Sinoussi – nhà khoa học từng đoạt giải Nobel vì tìm ra HIV rất lo ngại về tình hình lây nhiễm HIV ở thanh thiếu niên: “Tình trạng lây, nhiễm HIV trên toàn cầu mặc dù đã giảm ở các nhóm tuổi khác , nhưng vẫn đang gia tăng trong nhóm thanh thiếu niên. Theo UNAIDS, thanh niên tuổi từ 15 tới 24 chiếm 39% trong tổng số các ca nhiễm HIV mới ở người lớn vào năm 2012.” . Đáng nói là chưa có can thiệp nào thích ứng với sự thay đổi này.

Hiểm họa HIV thay hình đổi dạng

Ngày nay, khi vào google với từ khoá: “ngáo đá” người ta sẽ có khoảng 1,5 triệu kết quả, tương tự với từ “methamphetamine” là gần 7,5 triệu tệp tin bài liên quan. Điều này cho thấy M* t*y "đá"(methamphetamine dạng tinh thể) đã trở nên phổ biến. Điều đáng lo ngại là sử dụng và nghiện M* t*y "đá' chủ yếu lại là giới trẻ. Những hình ảnh người trẻ dùng M* t*y "đá" bị mất kiểm soát (ngáo đá) không mấy xa lạ trong xã hội.

Các chuyên gia cho biết, M* t*y "đá" ban đầu khiến người sử dụng bị kích thích tới mức hưng phấn, gia tăng hoạt động thể lực, nhất là hoạt động T*nh d*c liên tục trong nhiều giờ liền, dễ dẫn tới T*nh d*c không an toàn. Đó chính là nguyên nhân gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường T*nh d*c, trong đó có HIV ở những người trẻ tuổi sử dụng M* t*y đá.

Anh Phạm Đức Công- Thành viên của nhóm Gạch đầu dòng, một nhóm hoạt động hỗ trợ người nghiện M* t*y, người lao động T*nh d*c khá hiệu quả nhiều năm qua ở Hà Nội chia sẻ: M* t*y "đá" có thể bập vào một cách khá dễ dàng vì chi phí không cao, dân chơi trẻ tuổi hút "đá" để thể hiện "sự sành điệu", buồn quá cũng chơi, mà vui quá cũng chơi, thấy cô đơn cũng chơi, thậm chí để không mệt mỏi trên đường, lái xe tải đường dài cũng xài "đá' ... Đồng thời anh bày tỏ nỗi băn khoăn khi hiện nay chưa có biện pháp nào nhằm can thiệp giảm tác hại cho những người sử dụng M* t*y đá. Trong khi đó, loại M* t*y mới này đang thay thế cho tiêm chích heroin ở những người sử dụng ma tuý trẻ tuổi.

Thực tế cho thấy, các chương trình can thiệp dự phòng HIV hiệu quả thông qua phân phát bơm kim tiêm và điều trị thay thế (methadone) mà chúng ta đang triển khai không phù hợp với thanh thiếu niên dùng ma tuý“đá”. Các chương trình phân phát bao cao su nhằm ngăn chặn lây, nhiễm HIV qua đường T*nh d*c cũng ít có tác động tới những người đang chịu tác dụng kích thích của methamphetamine. Chỉ ra khoảng thiếu hụt này, BS Khuất Thị Hải Oanh- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) lý giải: " Các dự án phòng ngừa lây, nhiễm HIV ở người sử dụng M* t*y hiện nay đều tập trung vào những người tiêm chích heroin và chỉ khoảng 10% khách hàng của các dự án này là những người dưới 25 tuổi." . Các con số thống kê cũng cho thấy rằng mặc dù số người nhiễm HIV giảm nhưng tỷ lệ người nhiễm HIV lứa tuổi thanh thiếu niên lại tăng. Nếu không sớm có các biện pháp can thiệp cho nhóm thanh niên sử dụng M* t*y, có thể hậu quả sẽ nặng nề khó lường.

Một đáp ứng mới cho lỗ hổng trong phòng tuyến chống HIV ở Việt Nam

Nhằm bổ sung vào khoảng trống trong các chương trình can thiệp lây nhiễm HIV hiện nay, một dự án mới vừa được khởi động. Dự án có tên gọi “Bảo vệ tương lai – Chiến lược mới nhằm kiểm soát lây nhiễm HIV trong nhóm thanh niên sử dụng M* t*y ở Việt Nam” do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) đề xuất và thực hiện. Dự án được hỗ trợ bởi Expertise France - Cơ quan Hỗ trợ Kỹ thuật Quốc tế của chính phủ Pháp bằng khoản tài trợ 860.000 euro trong 3 năm. Đây là dự án can thiệp đầu tiên cho thanh niên sử dụng ma tuý tại Việt Nam.

Dự án sẽ bắt đầu bằng một nghiên cứu về tình trạng thanh thiếu niên sử dụng M* t*y. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp xây dựng các chiến lược can thiệp hiệu quả trong tương lai. Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh- Giám đốc SCDI cho biết, Dự án sẽ làm việc với các mạng lưới của các nhóm chủ chốt, 20 nhóm cộng đồng tại 8 tỉnh ( bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hoà và TP HCM), tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho ít nhất 8.000 thanh niên sử dụng M* t*y và giúp họ kiểm soát HIV. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật từ Pháp, dự kiến sang năm 2017, , dự án sẽ đưa ra được các gói can thiệp để làm giảm hành vi nguy cơ với HIV, cũng như giảm sử dụng và giảm tình trạng lệ thuộc vào M* t*y thông qua các can thiệp về xã hội và các biện pháp trị liệu phù hợp.

Để thích ứng với sự thay đổi trong sử dụng M* t*y ở người trẻ tuổi, BS Khuất Thị Hải Oanh cũng cho rằng phương thức can thiệp cần phải thay đổi. Trong thời đại kỹ thuật số, game, điện thoại thông minh, internet, mạng xã hội... có thể là những phương thức phù hợp cho các giải pháp can thiệp ở nhóm thanh niên sử dụng M* t*y.
Nói về dự án này, Tiến sĩ Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Đại biểu Quốc hội khóa XIV cho biết: “Dự án này sẽ bổ sung cho dự án do Quỹ Toàn cầu tài trợ nhằm phòng, chống lây nhiễm HIV ở các nhóm chủ chốt, hiện đang được VUSTA quản lý tại 15 tỉnh. Dự án ‘Bảo vệ tương lai’ sẽ tập trung vào nhóm thanh niên trẻ sử dụng M* t*y, mà đa số là không tiêm chích, hiện chưa được tiếp cận bởi các dự án khác”. Theo Tiến sỹ Nghiêm Vũ Khải:“Vấn đề sử dụng M* t*y ở giới trẻ đang là một nỗi trăn trở rất lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng như toàn xã hội vì nó ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, sức khỏe và giống nòi. "

Minh Thúy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ma-tuy-da-va-hiem-hoa-hiv-cho-nguoi-tre-n122186.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY