Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vì sao đột quỵ tấn công người trẻ?

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng béo phì và cholesterol cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đột quỵ ở người dưới 55 tuổi.
Theo số liệu của Cơ quan Y tế Mỹ, cứ 40 giây có 1 người Mỹ bị đột quỵ. Mặc dù số người Tu vong vì đột quỵ ở Mỹ và các nước phát triển thấp nhưng vẫn đứng hàng thứ 5 trong số các trường hợp tử vong tại Mỹ (theo số liệu năm 2013). Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng lên.

Những người từ 18-50 tuổi đột quỵ chỉ chiếm khoảng 10% các ca đột quỵ ở Mỹ, nhưng con số này tăng lên ở Pháp, Na Uy. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do béo phì, cholesterol cao hay bệnh tăng huyết áp – một trong những căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nay cũng đang trẻ hóa. GS. Mary George của CDC cho rằng tình trạng này có thể thay đổi được nếu người trẻ nhận biết được và có ý thức thay đổi lối sống của mình.

Thiếu máu cục bộ gây đột quỵ ở người trẻ

Theo các nghiên cứu và phân tích hồ sơ bệnh án tại Mỹ, George và các cộng sự nhận thấy có một sự gia tăng đáng kể các trường hợp đột quỵ là người trẻ. Trong đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến nhất. Thiếu máu cục bộ xảy ra khi có sự tắc nghẽn hoặc cắt đứt nguồn cung cấp máu lên não. Đột quỵ do xuất huyết ít hơn so với đột quỵ có nguyên nhân thiếu máu cục bộ. Xuất huyết thường xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ.

Qua nghiên cứu các trường hợp đột quỵ xảy ra trong thời gian từ 1999 – 2005 tại Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, số người trẻ mắc đột quỵ gia tăng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng cho rằng kết luận này chưa có nhiều tính thuyết phục bởi theo nhà thần kinh học của Đại học Columbia Mitchell Elkind cho biết, nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà khả năng chẩn đoán đột quỵ và đột quỵ sớm tăng lên, chứ không phải có sự gia tăng các trường hợp đột quỵ. Ngày nay nhờ kỹ thuật hình ảnh như cộng hưởng từ, MRT phát triển, các bác sĩ có thêm nhiều bằng chứng để khẳng định bệnh nhân đột quỵ hơn trong quá khứ. Trước đây đột quỵ có thể bị chẩn đoán nhầm là bệnh đau nửa đầu hoặc động kinh.

Một nhóm các nhà thần kinh học tại Đại học California, San Francisco, đứng đầu là GS Heather Fulllertonđang tiến hành một nghiên cứu về nguy cơ xảy ra đột quỵ ở những người trẻ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Mặc dù chưa đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, những yếu tố này không phải là nguyên nhân gây ra đột quỵ ở trẻ em, nhưng chắc chắn nó đang góp phần tạo nên những cơn đột quỵ cho người trẻ từ 30-40 tuổi. Điều này cho thấy, nếu một người mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì càng trẻ càng phải kiểm soát bệnh nhiều hơn để tránh bị đột quỵ về sau. Bởi những yếu tố này thường xuất hiện nhiều năm trước khi bệnh nhân bị đột quỵ.

Chế độ ăn, lối sống, dùng Thu*c là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ

Theo các nghiên cứu được công bố, chế độ ăn uống nghèo nàn, mất cân bằng dinh dưỡng, lối sống ít vận động gây ra chứng thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu là những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ. Việc sử dụng bừa bãi các loại Thu*c về thần kinh như methamphetamine, các loại chất gây nghiện, hút Thu*c lá, lạm dụng bia rượu ... cũng góp phần tạo nên những cơn đột quỵ. Đó là do các loại Thu*c kích thích thần kinh trung ương làm tăng huyết áp, tạo cơ hội xuất hiện những xơ vữa động mạch gây nên thiếu máu cục bộ làm người bệnh đột quỵ. Việc hồi phục sau đột quỵ của người trẻ cũng khác so với người lớn tuổi. người trẻ thường phục hồi tốt hơn trong dài hạn, nhưng có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn trong ngắn hạn.

Bên cạnh các yếu tố lối sống, chế độ ăn uống, dùng Thu*c có một số yếu tố mà hiện nay khoa học vẫn chưa thể giải thích được. Đó là đột quỵ có tính di truyền, địa lý hoặc do các yếu tố kinh tế xã hội. Người ta đã xác định rằng người Mỹ gốc Phi có nguy cơ ch*t vì đột quỵ gấp đôi người da trắng. Hay những người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có tỷ lệ đột quỵ cao hơn. Ngay cả địa lý cũng đóng vai trò trong xác định khu vực có nhiều người đột quỵ, như ở Đông Nam nước Mỹ được coi là “vành đai của bệnh đột quỵ” bởi ở đây số người bị đột quỵ cao hơn hẳn so với các khu vực khác của đất nước. Một trong những lý do kinh tế xã hội tác động lên tỷ lệ người đột quỵ là do người dân trì hoãn tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để phát hiện sớm bệnh, không lựa chọn các thực phẩm lành mạnh có lợi cho sức khỏe vì yếu tố tài chính...

Mặc dù còn nhiều nguyên nhân chưa được làm sáng tỏ, nhưng các nhà nghiên cứu của CDC cho rằng đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm đặc biệt với người trẻ tuổi, nhưng đây là căn bệnh đa phần có thể phòng ngừa được. Những người trẻ cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, không hút Thu*c, lạm dụng bia rượu, theo dõi huyết áp và dùng Thu*c đúng cách có thể giảm nguy cơ đột quỵ hoàn toàn.

Các biểu hiện đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ
Thường là những cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Khi có cơn thiếu máu cục bộ bệnh nhân cần điều trị càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
-Rối loạn chức năng vận động, yếu một bên cơ thể, không thể vận động bàn tay, ngón tay hoặc chân, không thể đi bộ, nặng bệnh nhân sẽ liệt nửa người.
-Rối loạn ngôn ngữ, nói méo giọng, ngọng, lưỡi tê, nói không rõ ràng.
-Nhìn mờ 1 bên mắt trong vài giây hoặc vài phút.
-Chóng mặt, nhức đầu, không có sự phối hợp vận động.Nguyễn Anh

(Theo Healthline)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vi-sao-dot-quy-tan-cong-nguoi-tre-n115234.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY