Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Mâm cỗ ngày Tết đơn giản cần những món ăn gì?

Mâm cỗ ngày Tết đơn giản gồm các món bánh chưng, dưa hành, gà luộc, nem rán, canh bóng thả, xôi gấc, món xào, giò chả.
Công thức làm món salad chống ngán ngày Tết Canh Tý 2020
9 món nên kiêng ăn ngày mùng 1 Tết để tránh gặp vận xui cả năm

Mâm cỗ ngày Tết đơn giản 

Mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người miền Bắc. (Ảnh: Nhung Ngô)

Bánh chưng là món ăn mọi người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc tới tết nguyên đán. bánh chứng gồm các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. vào những ngày cuối năm, cả gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh, cùng kể nhau nghe sự tích và ý nghĩa của chiếc bánh vuông vức, rồi cùng thức trông nồi bánh chưng cả đêm. đó là những kỷ niệm về tết đẹp đẽ và nhớ mãi không quên của nhiều thế hệ người việt. ngày nay, cuộc sống hiện đại và gấp gáp hơn, nên các gia đình ở thành phố thường không duy trì tục lệ này. ở một số địa phương, vùng quê, thì vẫn còn tồn tại.

Hành muối là món ăn kèm với bánh chưng, nên cũng không thể không có trong mâm cỗ ngày tết. vị thơm nồng, chua cay, giòn giòn của những củ hành muối khiến mâm cơm ngày tết trọn vẹn hơn. ngoài ra, đây cũng là món ăn chống ngấy và tăng cảm giác ngon miệng.

Nem rán là món ăn phổ biến và luôn xuất hiện trong mâm cơm ngày tết của người miền bắc. muốn làm được món này ngon, cần chú ý ngay từ khâu trộn nhân. nhân nem cơ bản sẽ gồm miến, mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc vai, cà rốt, su hào, giá đỗ, củ đậu, trứng, rau thơm, hành tây. nhiều gia đình còn cho thêm tôm để tăng thêm vị ngon cho món nem. sau khi trộn đều các nguyên liệu, mọi người sẽ cùng cuốn nem và rán.

Thịt đông

Vì tết nguyên đán ở miền bắc trùng vào thời điểm giá rét, nên món thịt đông được đặc biệt ưa chuộng và là món ăn chính trong ngày tết thời xưa. món được làm từ phần chân giò heo, cà tốt, mộc nhĩ, bì heo. thịt chân giò cùng các nguyên liệu kèm theo được ninh nhừ, sau đó để đông đặc lại giống món thạch vừa đẹp, ăn lại ngon miệng, và không bị ngấy như những món ăn khác.

Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng giao thừa, cúng gia tiên 3 ngày Tết Nguyên đán. (Ảnh: Bích Lệ Nguyễn)

Gà luộc

Trong mâm cơm cúng giao thừa, cúng gia tiên 3 ngày tết nguyên đán, đều không thể thiếu món gà luộc. gà được chọn lựa cẩn thận, chắc thịt, to vừa phải, và có màu da vàng đẹp sau khi luộc. 

Giò lụa

Giò lụa cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ngày tết. thành phần chính của món ăn này là thịt thăn heo xay nhuyễn. món có thể ăn không, hoặc chấm kèm nước mắm cốt cá để tăng thêm vị đậm đà, hoặc có thể rán sơ. 

Xôi gấc

Người việt quan niệm xôi gấc có màu đỏ nên sẽ đem lại sự may mắn. vì thế vào những ngày đầu năm mới, mâm cỗ của người việt luôn có đĩa xôi gấc với mong muốn cả năm được may mắn, hạnh phúc. xôi gấc ngon là khi được nấu từ gạo nếp dẻo thơm, gấc chín cây thơm bùi. ngoài ra, người ta thường rắc đỗ xanh hoặc vừng trắng lên trên để đẹp mắt và cũng thơm ngon hơn.

Canh măng

Canh măng là món canh phổ biến vào dịp tết cổ truyền. măng được chọn là măng khô hoặc măng tươi, nhưng hầu hết các gia đình chuộng măng khô hơn. nước dùng sẽ là nước luộc gà hoặc hầm xương. bạn có thể cho thêm mộc nhĩ, nấm hương để tăng thêm vị ngon cho canh. canh măng còn được ăn kèm miến. phần miến được thả sau cùng và được coi là món ăn thanh mát trong những ngày tết nạp nhiều đạm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/mam-co-ngay-tet-don-gian-can-nhung-mon-an-gi-97563.html)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.