Dáng đẹp hôm nay

Mang thai đôi nhận tin “sét đánh”, mẹ nhìn chân con trai vừa chào đời mà sững sờ

Chưa kịp vui mừng vì tin mang thai đôi, bà mẹ 4 con đã phát hoảng khi bác sĩ nói một trong hai bé không phát triển được rồi biến mất.

KisLevonia Givens (28 tuổi, sống tại Louisiana, Mỹ) đã là một bà mẹ 4 con khi phát hiện ra mình đang mang thai đôi hồi năm ngoái.

"Khi đó tôi vừa phấn khích vừa sợ hãi. Tôi đã có nhiều con nên ban đầu hơi sốc nhưng cũng nhanh chóng xốc lại tinh thần để chuẩn bị cho mọi chuyện", Kis chia sẻ.

Nhưng khi đi khám thai ở thời điểm 9 tuần, các bác sĩ thông báo với Kis rằng họ chỉ nghe thấy một nhịp tim thai. Bé trai đang có dấu hiệu phát triển lớn hơn bé gái.

Vì quá lo sợ nên Kis đã đi 4 trung tâm y tế khác nhau để khám nhưng đáng tiếc tất cả đều cho kết quả giống nhau.

Kis mang thai đôi nhưng một bé đã biến mất ở tuần thứ 13.

4 tuần sau, Kis đi siêu âm một lần nữa và bác sĩ cho biết bé gái trong cặp song sinh đã biến mất. Nhiều khả năng bé đã bị chính anh trai sinh đôi của mình "hấp thụ". Đây là một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng sinh đôi biến mất.

"Tôi đã khóc rất nhiều. Mỗi lần đi siêu âm, họ đều nói với tôi là ít nhất vẫn còn một bé. Điều đó càng khiến tôi buồn hơn", Kis chia sẻ. Cô cho biết, cô còn chuẩn bị sẵn một cái tên cho con gái chưa kịp chào đời, là Patience.

Đến ngày 17/1 vừa qua, Kis đã hạ sinh bé trai Payelon. Khi em bé vừa chào đời, một nữ y tá đã phát hiện trên chân bé có một vết bớt nâu và chỉ cho Kis nhìn.

"Vừa nhìn vào nó, tôi đã sững sờ vì sốc. Nó có hình dạng giống hệt ảnh siêu âm của Patience trước đó. Tôi không thấy sợ hãi gì cả mà ngạc nhiên và vui mừng nhiều hơn", Kis chia sẻ.

Cô cho biết vết bớt của con trai giúp cô cảm thấy được an ủi phần nào. Nó sẽ luôn nhắc nhở cậu bé, rằng cậu đã từng có một em gái không thể ra đời.

Nguyên nhân hình thành vết bớt ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều loại bớt với nhiều thể khác nhau, có loại bớt do di truyền và có loại do những tác động bên ngoài trong thời kỳ thai ngén. Những lý do có thể ảnh hưởng đến việc hình thành vết bớt bẩm sinh bao gồm.

Người mẹ có tâm trạng bất ổn khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang khiến cảm xúc của bà bầu thường nhạy cảm hơn những người bình thường. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi mẹ buồn bã, căng thẳng rất dễ sản sinh độc tố ảnh hưởng tới thai nhi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm S*nh l* của trẻ sau này. Mà trong trường hợp của cặp vợ chồng Tiêu Tống, bác sĩ nghi ngờ rằng do tâm lý bất ổn của mẹ khi mang thai đã hình thành nên vết bớt trên má đứa trẻ.

Thói quen ăn uống của bà bầu

Chế độ ăn uống của ảnh hưởng tới việc hình thành các vết bớt trên cơ thể trẻ sơ sinh. Mẹ bầu không nên ăn đồ ăn quá lạnh gây khó chịu cho thai nhi, tránh xa những món ăn vặt quá nhiều chất ngọt, chất bảo quản có hại cho sức khỏe.

Hiện nay, trên một số diễn đàn, nhiều bà mẹ còn chia sẻ kinh nghiệm không nên ăn nhiều xì dầu hay các loại nước có màu thẫm đậm vì có thể gây kết tủa sắc tố trên da của thai nhi. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được các bác sĩ chứng thực.

Tiếp xúc với nguồn ô nhiễm, phóng xạ

Sống trong môi trường ô nhiễm, chất độc hại hay tiếp xúc với nguồn phóng xạ là nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi, trong đó có cả việc hình thành các vết bớt. Bà bầu cần chú ý làm việc và sinh hoạt trong môi trường trong lành, thân thiện để thai nhi phát triển an toàn.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/mang-thai-doi-nhan-tin-set-danh-me-nhin-chan-con-trai-vua-chao-doi-ma-sung-so-4065829-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY