Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mang thai đôi và có một thai ngôi ngược, mẹ Sài Gòn vẫn quyết tâm sinh thường không tiêm giảm đau, cảm giác như bị xé thịt sống

Mặc dù đã xác định sẽ sinh mổ nhưng cuối cùng chị Ly vẫn quyết định sinh thường.

Nói đến những ca sinh thai đôi, nhiều người sẽ nghĩ đến việc sinh mổ vì phương án này vừa nhanh và hạn chế các nguy cơ. tuy nhiên ngày 5/1 vừa qua, chị ly vũ (hiện đang sống ở tp.hcm) đã khiến nhiều người bất ngờ và ngưỡng mộ khi có thể sinh thường thai đôi và một thai nằm ngược ngôi.

Chị ly cho biết, khi sinh bé đầu tiên, chị sinh thường và không tiêm gây tê ngoài màng cứng. sau sinh chị thấy rất khỏe, phục hồi nhanh 3 tiếng sau sinh là có thể đứng lên đi lại được, sữa về ngay lập tức và sau 7 ngày đã có thể đi xem phim ở rạp bình thường. mọi thứ trở về như cũ rất nhanh nên lần này dù mang thai đôi và 1 thai ngôi ngược nhưng chị ly vẫn mong em bé sẽ quay đầu xuống để có thể sinh thường.

"mình nghĩ rằng thai đôi thì em bé sẽ nhẹ cân hơn bình thường và nếu ngôi thuận thì khả năng sinh thường là hoàn toàn có thể nên vẫn hy vọng dù biết là khó.

Chị Ly có dấu hiệu chuyển dạ, nhập viện theo dõi đẻ thường vào ngày 5/1.

Bà mẹ dũng cảm chơi game để quên cơn đau.

đến 35 tuần 4 ngày thì vợ chồng mình và bác sĩ quyết định sẽ mổ lấy thai vì em bé vẫn không chịu quay đầu. nhưng đến 35 tuần 5 ngày thì mình có dấu hiệu chuyển dạ, vào viện nằm đo monitor thì bác sĩ nói: "sắp sinh rồi, nhưng em có tha thiết muốn sinh thường không?". mình nghe vậy rất vui và bất ngờ nên trả lời ngay: "em rất muốn sinh thường". sau đó bác sĩ cho biết là em bé nhẹ cân nên sẽ tìm cách để xoay bé.

mình đã từng sinh thường nên biết sức mình đến đâu. ông xã mình cũng cảm nhận được điều đó nên ngay từ đầu vợ chồng mình rất tha thiết sinh thường.

Thật sự bác sĩ cũng rất đau đầu, nửa muốn cho mình sinh thường, nửa muốn cho sinh mổ để nhanh hơn và đỡ lo lắng nhiều thứ. Nhưng cuối cùng bác sĩ vẫn đợi cổ tử cung mở hết để đỡ đẻ thường. Bác sĩ cũng nói trong quá trình đẻ sẽ phải dùng thủ thuật để xoay bé ngược ngôi nên sẽ mất thời gian, vì vậy bác khuyên nên tiêm gây tê ngoài màng cứng để đỡ đau hơn.

Sau khi bé đầu tiên ra đời, bác sĩ tiếp tục xé ối bé thứ 2 và xoay chân bé. Trong khi đó y tá hỗ trợ ấn bụng chị Ly bên trên.

Hai bé trai kháu khỉnh chào đời cách nhau đúng 6 phút, đều nặng 2,1kg.

Mình chờ khoảng 4 tiếng đồng hồ, tử cung mở được 7-8cm, nhưng lúc này bác sĩ lại nói không nên tiêm gây tê ngoài màng cứng vì nếu trong trường hợp bé nằm ngược ngôi bị sinh khó thì phải chuyển sang mổ. Việc gây tê khi sinh mổ sẽ gặp khó khăn nếu trước đó sản phụ tiêm gây tê ngoài màng cứng. Bác sĩ cũng lập tức xé ối bé đầu tiên để cơn gò tới dồn dập hơn chứ không chờ thêm được nữa.

Xé ối xong vì đầu em bé vẫn còn nằm cao nên mình không cảm nhận được cơn gò nhiều, chỉ cố gắng rặn chứ không có cơn gò mạnh. Lúc này mình đau quá nên quay sang nói với chồng: "Chắc em mổ thôi, em đau quá". Ông xã liền nắm tay mình và nói: "Anh biết em làm được, em giỏi lắm, ráng lên sắp được rồi". Đúng lúc này thì bác sĩ nói rặn đi nên mình làm theo, chỉ mấy hơi là bé đầu tiên đã ra" - chị Ly kể.

Khi bé đầu tiên ra rồi thì chị Ly cảm thấy đau hơn nữa mỗi khi rặn vì lúc này bác sĩ đã rạch tầng sinh môn. Rất nhanh, bác sĩ đưa khoảng 3-4 ngón tay vào để xé ối bé thứ 2 và tìm chân bé, khéo léo kéo cho bé tụt xuống, phía trên y tá hỗ trợ ấn bụng chị Ly. Khi nắm được 2 chân bé thì bác sĩ tiếp tục đưa tay vào đỡ đầu bé và nói chị cố gắng rặn. 6 phút sau khi bé đầu tiên ra đời thì em bé thứ 2 cũng cất tiếng khóc chào đời. Hai bé có cân nặng tương đương nhau, khoảng 2,1kg.

Chị ly cảm nhận việc sinh con lần này rất đau, đau gấp 4-5 lần so với khi chị sinh bé đầu tiên. thời gian đau lâu hơn và vết rạch tầng sinh môn cũng dài hơn, lại không tiêm giảm đau nên cảm giác đúng như bị "xé thịt sống".

Ông xã luôn đồng hành và khích lệ chị Ly trong quá trình sinh con.

Trải qua cuộc vượt cạn đầy đau đớn nhưng chị Ly hồi phục khá tốt, sau 4 tiếng chị có thể bước xuống đi lại được và sau 6 tiếng thì tỉnh táo, có thể ăn uống bình thường. Sau 1 ngày tình trạng sức khỏe của chị rất ổn, đi đứng bình thường không cần vịn, vết rạch tầng sinh môn cũng đỡ đau hơn nhiều và tinh thần cũng rất tốt. 2 em bé được đưa về phòng dưỡng nhi để bác sĩ theo dõi, hỗ trợ thở vì sinh non và nhẹ cân. Có thể 2 bé sẽ nằm ở đây khoảng 5 ngày để được theo dõi cho đến khi bé tự thở tốt và bú tốt.

Chia sẻ quyết định có phần liều lĩnh của mình trong cuộc vượt cạn lần này và nhắn nhủ đến những mẹ mang thai đôi muốn sinh thường, chị ly bày tỏ: "mình biết việc sinh thường thai đôi là 1 vấn đề nhiều mẹ lo lắng, nên các mẹ cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.

mình cũng đã rất lo nhưng nếu có cơ hội được sinh thường như 2 thai ngôi thuận, bé dưới 2,5kg thì các mẹ cũng hãy yên tâm. nếu mình nghĩ việc sinh thường thai đôi là không thể thì mình đã đánh mất cơ hội ngay từ lúc suy nghĩ mới len lỏi.

sinh thường thai đôi vẫn có nhiều khả năng chứ không phải là điều quá xa tầm với. bản thân mình tuy khó nhưng đã may mắn làm được, dù đau đớn nhưng sau sinh hồi phục nhanh và không có nhiều tác dụng phụ sau sinh như sinh mổ".

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/mang-thai-doi-va-co-mot-thai-ngoi-nguoc-me-sai-gon-van-quyet-tam-sinh-thuong-khong-tiem-giam-dau-cam-giac-nhu-bi-xe-thit-song-20210107154225612.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Ngay trước khi sinh, hầu hết các bé đều xoay đầu xuống dưới và có đầu nằm trong khung chậu của mẹ. Điều này giải thích vì sao hầu hết trẻ đưa phần đầu ra ngoài trước tiên. Tuy nhiên, đôi khi bé xoay phần mông (hoặc chân) xuống dưới. Khi em bé ở vị trí như vậy trước khi sinh, ta gọi là sinh ngôi mông hoặc ngôi ngược.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY