Cây thuốc quanh ta hôm nay

Mào gà, cầm máu khi lỵ ra máu

Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau

Mào gà, Bông mồng gà - Celosia cristata L. (C.argentea L. var. eristata Voss) thuộc họ Rau dền -Amaranthaceae.

Mô tả

Cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống hình trái xoan - tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng.

Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-11.

Bộ phận dùng

Cụm hoa - Flos Celosiae Cristatae thường gọi là Kê quan hoa. Hạt, lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Đông Ân , được nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu, khi hoa đang nở, đem phơi khô.

Thành phần hoá học

Cây chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt chứa dầu béo.

Tính vị, tác dụng

Cụm hoa mào gà (kê quan hoa) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Hạt làm nhầy dịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.

Ở Ân Độ hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ.

Ngày dùng 10 -15g dạng Thu*c sắc.

Đơn Thu*c

Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày. Mào gà, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.

Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.

Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.

Lỵ bạch đới: Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi vị 15g sắc nước.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/mao-ga-cam-mau-khi-ly-ra-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Tôi 42 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây, tôi hay đi tiểu buốt và nước tiểu mấy hôm nay có màu hơi hồng giống như máu nên tôi rất lo lắng.
  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Em bị viêm nang lông, nhưng khi dùng Thu*c thì thấy xuất hiện triệu chứng nóng ở đầu tiết niệu, rất khó chịu. Trước đó em có đi tiểu ra máu cục.
  • Lúc đầu đi tiểu rất nhiều lần, mỗi lần tiểu 1 ít và máu ra vài giọt. Bây giờ em đi tiểu ít lại nhưng vẫn ra máu, bụng đau buốt.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa, dùng để mô tả máu xuất hiện trong phân. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân đại tiện, đi tiêu, đi cầu ra máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY