Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mật ong: Thần dược chữa ho và cảm lạnh?

Liệu mật ong có phải là phương Thu*c trị ho và cảm lạnh tốt hơn các loại Thu*c không kê đơn hoặc Thu*c kháng sinh?

Một nghiên cứu mới đây cho rằng Thu*c không kê đơn không thực sự giúp giảm đau họng, giảm ho và ngạt mũi, hay nói cách khác, tỷ lệ thành công không cao. Và Thu*c kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng gì đối với các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh.

Điều trị cảm lạnh bằng mật ong, nghe có vẻ không bình thường, nhưng đây là khuyến cáo chung của các bác sĩ dành cho trẻ em trong vòng ít nhất một thập kỷ qua.

Nghiên cứu về tác dụng của mật ong đối với người lớn phức tạp hơn, chỉ có 5 trong số 14 nghiên cứu gần đây, được xuất bản vào ngày 18 tháng 8 trên tạp chí BMJ Evidence-Based Medicine. Đó là các nghiên cứu về bệnh nhân trưởng thành và một số nghiên cứu về sự kết hợp giữa phương pháp điều trị như dùng mật ong với cà phê, hoặc sirô mật ong và thảo dược.

Các nhà nghiên cứu không rõ tại sao mật ong có thể giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh, nhưng nó có thể liên quan đến chất chống oxy hóa hoặc thực tế là do nó nhầy dính và bao phủ lên phần cổ họng bị kích ứng.

Tuy nhiên, điều trị các triệu chứng hô hấp bằng mật ong là một nỗ lực có ít rủi ro. Hơn nữa mật ong cũng khá rẻ và sẵn có, theo tác giả nghiên cứu Hibatullah Abuelgasim, sinh viên y khoa năm thứ 5 tại Đại học Oxford, Anh.

Ian Paul, giáo sư nhi khoa tại Đại học Y Penn State, người không tham gia vào các đánh giá trên nhưng đã thực hiện nghiên cứu về mật ong và chứng ho ở trẻ em nói với Live Science rằng: "Đầu tiên là mật ong không gây hại gì. Các loại Thu*c trị ho và cảm lạnh có tác dụng phụ và chúng cũng không hiệu quả bằng mật ong".

Bạn không nên mong đợi rằng mật ong có tác dụng một cách thần kỳ, nhưng cũng đừng nghĩ nó vô dụng. Bởi mật ong có thể giúp chúng ta vượt qua cơn cảm lạnh một cách dễ chịu hơn một chút.

Lịch sử về mật ong

Mật ong từ lâu đã là một phương Thu*c dân gian để làm dịu bớt cơn đau họng và làm dịu cơn ho - cả hai đều có thể được xếp vào nhóm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (là bệnh gây ra bởi nhiễm trùng cấp tính, liên quan đến đường hô hấp trên, bao gồm mũi, xoang, cổ họng hoặc thanh quản).

Mật ong được biết đến rộng rãi như một phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp ở trường phái y học Ayurvede – một cách chữa bệnh truyền thống trong nền văn hóa Vedic cổ đại ở Ấn Độ. Theo đó, mật ong được hòa với nước nóng và nước cốt chanh, sau đó uống một cách từ từ là phương Thu*c mà họ sẽ làm khi bị cảm lạnh

Năm 2004, Paul và các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Pediatrics cho thấy rằng hai loại Thu*c ho không cần kê đơn thường được sử dụng ở trẻ em là Dextromethorphan và Diphenhydramine, không hoạt động tốt hơn một giả dược trong việc giúp trẻ bị ho cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ vào ban đêm.

Và hai loại Thu*c này lại có tác dụng phụ, chúng gây buồn ngủ cho một số trẻ hoặc gây khó ngủ ở một số khác.

Paul đã nói: "Một số phụ huynh lúc đó đã hỏi tôi rằng họ có thể lấy những giả dược này ở đâu? Và họ sẵn lòng trả phí cho chúng."

Vào năm 2007, Paul và nhóm của ông đã tiếp tục thực hiện theo một nghiên cứu khác mà đã được công bố trên Tạp chí Pediatrics. Họ đã so sánh hiệu quả trị ho vào ban đêm ở 130 trẻ em bằng Thu*c Dextromethorphan, mật ong, và không điều trị. Họ phát hiện ra rằng, mật ong luôn đạt được hiệu quả cao nhất khi làm giảm tần suất, mức độ ho và giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Nghiên cứu đó đã được hỗ trợ một phần bởi quỹ phát triển của ủy ban mật ong quốc gia (National Honey Board), nhưng khoản tài trợ này không bị ràng buộc. Điều đó có nghĩa là kinh phí nghiên cứu được cấp mà không yêu cầu về đầu vào cũng như kết quả nghiên cứu được sử dụng.

Các nghiên cứu khác ở trẻ em sử dụng phương pháp nghiên cứu mù đôi hay phương pháp nghiên cứu ngẫu nhiên và đối chứng với giả dược mà đã được công bố trên Tạp chí Nhi khoa vào năm 2012, cũng cho kết quả tương tự.

Phương pháp "mù đôi" (Double-blind) có nghĩa là cả trẻ em, phụ huynh, và các nhà nghiên cứu đều không biết trẻ đang được uống mật ong hay uống giả dược có hương vị, trong trường hợp này là sirô Silan. Trong tối đầu tiên, những đứa trẻ không được điều trị, và vào tối thứ hai chúng được cho uống một trong ba loại sản phẩm mật ong hoặc một giả dược.

Các nhà nghiên cứu đã công bố rằng tất cả các nhóm, bao gồm cả nhóm dùng giả dược, đều cảm thấy tốt hơn vào tối thứ hai, nhưng những người dùng sảm phẩm chứa mật ong cảm thấy được cải thiện nhiều nhất. (Nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi nhóm công ty mật ong, và họ cũng không có bất kì tác động nào đến quá trình nghiên cứu cũng như kết quả).

Vào tháng 4 năm 2018, tổ chức từ thiện Cochrane đã công bố một đánh giá về tất cả các nghiên cứu về mật ong và chứng ho ở trẻ em, và họ đã kết luận rằng đối với trẻ em mật ong có thể giúp giảm các triệu chứng ho và cải thiện giấc ngủ ban đêm hơn Thu*c (Tuy nhiên, không bao giờ được cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh).

Với người lớn?

Một bản đánh giá mới đây thực hiện bởi Abuelgasim đã đưa ra kết luận tương tự mọi lứa tuổi về hiệu quả của mật ong. Họ đã công bố rằng mật ong là một sự thay thế đặc biệt tốt cho Thu*c kháng sinh ở hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn gây ra; và Thu*c kháng sinh thường không có tác dụng đối với bệnh nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, việc lạm dụng các loại Thu*c kháng sinh này dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng Thu*c. Theo một bản đánh giá tổng hợp của Cochrane năm 2014 thì các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy không có bằng chứng xác đáng nào về việc Thu*c ho không kê đơn có tác dụng ở người lớn.

Một bản đánh giá mới được viết dựa trên một số nghiên cứu về mật ong ở người trưởng thành.

Một là thử nghiệm lâm sàng đối chứng "ngẫu nhiên-mù đôi" ở Iran đã so sánh mật ong và cà phê với một loại steroid hoặc Thu*c long đờm guaifenesin (đôi khi cũng được bán dưới tên Mucinex) cho những người trưởng thành đang bị ho dai dẳng kéo dài hơn ba tuần sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Phương pháp dùng mật ong và caffee được chứng minh có hiệu quả nhất trong việc giảm tuần suất cơn ho, nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Primary Care Respiratory Journal.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí National Journal of Physiology, Pharmacy and Pharmacology, cho thấy các bệnh nhân bị đau họng đã cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi được điều trị với mật ong, Thu*c chống viêm, kháng sinh và nước súc miệng sát trùng so với tất cả những phương pháp điều trị không bao gồm mật ong.

Trong một nghiên cứu khác, được công bố trên Tạp chí Ayu, một loại si rô trị ho có tên Ayurvedic chứa mật ong có hiệu quả tốt như một loại si rô trị ho không kê đơn điển hình cho người lớn.

"Một ưu điểm là phần lớn các nghiên cứu chúng tôi đều được thực hiện một cách ngẫu nhiên," Abuelgasim đề cập đến việc phân bổ bệnh nhân vào các nhóm điều trị khác nhau một cách ngẫu nhiên.

"Điểm yếu là một số trường hợp nghiên cứu có kích thước mẫu tương đối nhỏ và một số không được áp dụng phương pháp mù đôi", vì vậy những người tham gia và/hoặc các nhà nghiên cứu biết được phương pháp điều trị mà mỗi người nhận được.

Một nghiên cứu không áp dụng phương pháp mù đôi bằng cách không cho bệnh nhân biết được phương pháp đang điều trị có thể là một nguồn gây ra sai số.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các nguồn gây ra sai số tiềm năng khác trong các nghiên cứu mà họ đã đánh giá, bao gồm dữ liệu không đầy đủ do những người tham gia bỏ nghiên cứu và sai số trong việc lựa chọn, xảy ra khi các cá nhân được nghiên cứu không đại diện cho cộng đồng dân cư lớn hơn.

Một câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao mật ong lại giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh tốt hơn các loại Thu*c cần đơn.

Có khả năng là các thành phần kháng khuẩn có trong mật ong đã trực tiếp chống lại mầm bệnh gây ra cảm lạnh.

Một yếu tố khác là mật ong có độ nhầy dính, nó bao phủ và làm dịu cổ họng bị sưng rát.

Mật ong - giống như hầu hết các loại siro ho - có vị ngọt. Và phần não xử lý vị ngọt đó nằm gần phần não kiểm soát ho, vì vậy có thể có một số tương tác của các dây thần kinh hoặc chất dẫn truyền thần kinh khi phản ứng với mùi đường và giúp làm dịu cơn ho. Vị ngọt cũng gây tiết nước bọt, có thể làm loãng đờm.

Theo Livescience.com

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/mat-ong-than-duoc-chua-ho-va-cam-lanh-20200828105052044.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Ăn nhiều đường mía cũng như ăn nhiều muối, nhiều chất béo đều dẫn đến bệnh béo phì, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, loãng xương và bệnh mắt.
  • Nếu phải uống Thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
  • Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng làm đẹp, mật ong còn được sử dụng như bài Thu*c chữa đau họng, khản cổ, ho mãi không dứt…
  • Mật ong còn gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị Thu*c.
  • Mật ong sẽ giúp chị em làm đẹp từ làn da, mái tóc và cả móng tay.
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY