Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ kinh hoàng cầu cứu khi con trai tím ngắt vì ngạt thở, thủ phạm là một món ăn quen thuộc và sơ suất thường thấy của phụ huynh

Một người cố gắng giúp người mẹ xốc ngược đứa trẻ để tống dị vật trong miệng ra ngoài nhưng có vẻ không hiệu quả.

Hôm 28/7 vừa qua, một trường hợp khẩn cấp đã xảy ra trong một con hẻm ở quận Nam Hải, Phật Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc). Khoảng 6 giờ chiều hôm xảy ra sự việc, một người mẹ hoảng hốt ôm đứa con trai 2 tuổi từ trong nhà chạy ra ngoài cầu cứu.

Đứa trẻ trong tình trạng bị ngạt thở, mắt trợn trắng và toàn thân tím tái. Nghe thấy tiếng la hét, vài người hàng xóm vội vàng chạy ra xem. Một người cố gắng giúp người mẹ xốc ngược đứa trẻ để tống dị vật trong miệng ra ngoài nhưng có vẻ không hiệu quả.

Thời điểm đó, anh Chung Bá Triết, một nhân viên cảnh sát vừa tan sở về nhà đã chạy đến giúp đỡ giải cứu đứa trẻ. Anh Chung cho biết: "Khi chạy ra ngoài, tôi thấy nhiều phụ nữ đang bu quanh đứa bé. Hỏi thăm mới biết cậu bé đã bị hóc bánh đậu rồi mắc nghẹn. Lúc tôi ôm đứa trẻ, cơ thể cậu bé đã hơi cứng lại, tay chân mặt mũi tím tái, mắt đờ đẫn. Nếu không được đưa đi cấp cứu ngay sẽ nguy hiểm đến tính mạng".

Vào thời khắc nguy cấp, anh Chung nhớ đến phương pháp sơ cứu Heimlich đã học trước đó. Anh lập tức ôm lấy cậu bé, dùng một tay đỡ cho cậu bé chúi đầu xuống đất, tay còn lại vỗ mạnh vào lưng đứa trẻ. Sau vài lần vỗ lưng, bé trai đã nôn ra được một ít nước nhưng có vẻ như miếng bánh vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn khỏi cổ họng.

Tình thế cấp bách, không có thời gian chờ xe cấp cứu, người cảnh sát đã điều khiển xe ô tô của mình chở hai mẹ con bé trai đến thẳng bệnh viện. Trên đường đi, anh chung vừa lái xe vừa hướng dẫn người mẹ tiếp tục sơ cứu cho con trai.

Khoảng 10 phút sau, bé trai đã được đưa đến bệnh viện và được các bác sĩ lập tức tiến hành điều trị. Người mẹ toàn thân mềm nhũn vì sợ hãi khi nghe thông báo từ bác sĩ rằng con trai cô đã thoát khỏi cửa tử thần. Lúc này người mẹ chỉ biết khóc và liên tục nói cám ơn vị cảnh sát tốt bụng. Nếu không nhờ anh xuất hiện đúng lúc, có lẽ số phận cả gia đình bé trai đã rẽ sang một hướng khác.

Sau khi xuất viện, bé trai đã hồi phục rất tốt, không gặp bất cứ di chứng nào. Người mẹ chia sẻ hôm đó chị cho con trai ăn bánh đậu đỏ, một món bánh ăn vặt rất quen thuộc của người Quảng Đông. Do món bánh có cấu trúc dẻo và trơn, lúc cho con ăn bánh cả nhà cũng chủ quan không để ý nên khi đứa bé bị sặc đến ngạt thở thì mới được phát hiện.

Bác sĩ ở bệnh viện cho hay: "May mắn là đứa trẻ được loại bỏ một phần dị vật, được sơ cứu đúng cách và đưa đến bệnh viện kịp thời, nếu không chắc chắn bác sĩ cũng không thể làm gì được".

Đây cũng là lời cảnh báo đến các bậc phụ huynh không nên lơ là khi cho trẻ nhỏ ăn uống, đặc biệt là những loại thức ăn có dạng sệt, đặc, dễ gây bứ hoặc quá trơn như bánh bột, bánh mì, bánh dẻo, khoai, thạch trái cây... vì rất dễ gây ra hóc, sặc dẫn đến ngạt thở.

(Nguồn: 163)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-kinh-hoang-cau-cuu-khi-con-trai-tim-ngat-vi-ngat-tho-thu-pham-la-mot-mon-an-quen-thuoc-va-so-suat-thuong-thay-cua-phu-huynh-20210802124914533.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau khoảng 2 tuần phẫu thuật, điều trị tích cực tại Khoa Ngoại thần kinh - BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), bé trai 6 tuổi đã dần cải thiện được sức khỏe, tuy nhiên 2 chân cử động còn khó khăn.
  • Theo Trung tâm kiểm soát pin The Battery Controled, khi pin đồng xu bị kẹt trong cổ họng hoặc đi vào dạ dày của trẻ, nước bọt sẽ kích hoạt dòng điện của pin.
  • MangYTe - Sau tiếp nhận một em bé 37 tháng tuổi với triệu chứng nôn khan, khó thở do nuốt đồng xu, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ đã phải nội soi can thiệp, gắp dị vật ra khỏi họng.
  • Khi trẻ nuốt phải những vật nhỏ như chi tiết đồ chơi, đồng xu, các viên pin nhỏ, cúc áo, hòn bi hay các loại hạt trái cây như nhãn, chôm chôm, thạch rau câu... nếu cha mẹ không phát hiện và xử trí kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
  • Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành cấp cứu cho bệnh nhi 5 tuổi trú tại Đông Triều, Quảng Ninh uống phải Thuốc diệt chuột.
  • Thấy con ho khò khè, mẹ của bé gái 2 tuổi tại Đắc Lắc đưa con đi khám nhiều nơi và được chẩn đoán là suyễn. 2 tháng trước đó bé đang ăn đậu phộng trên võng thì bị té xuống đất và sặc.
  • Theo TS.BS Lê Ngọc Duy - Trung tâm Cấp cứu và Chống độc, BV Nhi Trung ương, T*i n*n do té ngã là những T*i n*n sinh hoạt thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi các em không có sự giám sát trông chừng của người lớn.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY