Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ phát điên vì con khủng hoảng tuổi lên 3 nhất định không chịu rửa mặt đi học, 2 cách sau sẽ hiệu quả hơn là đánh mắng

Nhiều bố mẹ cảm thấy bất lực trước những cơn mè nheo, ăn vạ của con trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3.

Bé cốm năm nay 3 tuổi nhưng mẹ cốm suốt ngày than thở vì bất lực trong việc dỗ con. mẹ bé cho biết riêng việc rửa mặt mỗi sáng cốm cũng khóc lóc ầm ĩ không chịu hợp tác, có hôm hai mẹ con đánh vật với nhau đến nửa tiếng mà rửa cái mặt vẫn không xong, thậm chí mẹ quát, mắng cũng không được.

3 giai đoạn khủng hoảng của trẻ

Trẻ nhỏ thường trải qua 1 số giai đoạn khủng hoảng mà phổ biến nhất là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 và lên 3.

thời kì khủng hoảng đầu tiên: khoảng từ 2 đến 4 tuổi, lúc này trẻ chưa thể điễn đạt tường tận suy nghĩ của mình bằng lời nói và sẽ thể hiện sự phản kháng thông qua những hành động ăn vạ, bày tỏ cảm xúc dữ dội.

thời kì khủng hoảng thứ 2: đó là giai đoạn nổi loạn của lứa tuổi đi học từ 6 - 9 tuổi. ở giai đoạn này, trẻ mới bước vào môi trượng học tập nên thường cảm thấy mình đã là người lớn. bởi thế, trẻ thường có xu hướng cố phản kháng lại mọi ý kiến của bố mẹ. ngoài ra, đôi khi trẻ hành động phản kháng là để thể hiện chúng cần sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nhiều hơn.

thời kì khủng hoảng tiền dậy thì: đó là giai đoạn nổi loạn tâm lý, bắt đầu khi trẻ khoảng 12 tuổi. lúc này, thể chất và tâm lý trẻ có sự thay đổi nhất định, dù là thể hiện với bạn bè hay người thân, người lạ, trẻ cũng hay có xu hướng thể hiện sự bốc đồng, thậm chí quá khích.

Làm gì khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3?

Không ít cha mẹ cảm thấy bất lực rồi nổi nóng khi đối diện với những cơn ăn vạ của con khi đang trong giai đoạn khủng hoảng. Không kiềm chế được, nhiều người còn trở nên tức giận, mắng mỏ, đánh đập con. Nếu bố mẹ cứ dùng cách này để xử lý những trận ăn vạ của trẻ, dần dần trẻ sẽ càng trở nên lì lợm và thích dùng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề.

Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ chỉ cần làm tốt 2 điều sau thì không cần đòn roi vẫn có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi của con 1 cách nhẹ nhàng:

1. Bố mẹ cần suy nghĩ về vấn đề từ góc độ của trẻ

Chỉ khi đặt mình vào vị trí của đứa trẻ, nhìn nhận vấn đề từ góc độ của trẻ, bố mẹ mới có thể biết được trẻ đang nghĩ gì và biết cách giải quyết như thế nào cho phù hợp. Người ta thường nói chỉ có loại Thu*c phù hợp mới chữa khỏi được gốc gác của "bệnh" là vì vậy. Hơn nữa, khi đặt mình vào vị trí của con, bố mẹ mới cảm nhận hết được cảm xúc của bé, biết cách giao tiếp với con tốt hơn, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Ở tuổi lên 2, lên 3 trẻ thường tò mò hơn với những điều mới lạ, chúng thích chạm vào mọi thứ chúng nhìn thấy, trong đó có cả những thứ nguy hiểm như công tắc, ổ điện, phích nước... Trước hết, cha mẹ phải tạo môi trường an toàn cho con khám phá những điều mới mẻ mà không gặp nguy hiểm gì.

Một người mẹ chia sẻ con rất thích dùng ngón tay hoặc bất cứ thứ gì chọc vào ổ điện, nhắc nhở nhiều lần con không dừng lại. Một lần, khi con chuẩn bị lặp lại hành động nguy hiểm này, bà mẹ lấy 1 cây kim đâm nhẹ vào tay con và nói rằng con cứ chạm vào ổ điện sẽ bị đau thế đấy. Từ lần đó, bé con không dám chạm vào ổ điện lần nào nữa. Trong trường hợp này, trẻ được thỏa mãn sự tò mò của mình khi được bố mẹ để cho tự cảm nhận điều muốn làm.

2. Sẵn sàng "buông" để rèn luộn khả năng tự lập của trẻ

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ từ 3 - 5 tuổi đã có sự phối hợp tốt và khả năng tập trung cao để hoàn thành những việc cá nhân và việc nhà đơn giản. Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để bố mẹ dạy con tự lập, biết cách rèn luyện sức khỏe và trau dồi khả năng tự chăm sóc cho bản thân cũng như tinh thần tự chịu trách nhiệm. Cha mẹ phải hướng dẫn một cách cụ thể cho trẻ và kiên nhẫn để trẻ tự làm những việc sau:

- Những việc cơ bản như đánh răng, đi giày, mặc quần áo, hướng dẫn và kiên nhẫn đợi trẻ tập làm mọi thứ.

- Không cầu toàn và đòi hỏi mọi thứ trẻ làm phải hoàn hảo, điều quan trọng là trẻ biết cách làm cơ bản, tự làm 1 mình không cần sự giúp đỡ của người lớn.

- Bao dung cho những lỗi lầm của con cái, nếu trẻ mắc lỗi, làm sai, hãy hướng dẫn trẻ làm lại từ đầu hoặc cách làm đúng.

- Rèn luyện những thói quen tự chăm sóc bản thân, hình thành tính tự lập kế hoạch và tự chịu trách nhiệm, bằng cách đôi khi để trẻ nếm trải cảm giác thua cuộc, thất bại hoặc hụt hẫng.

Chẳng hạn, buổi sáng bố mẹ có thể để con tự rửa mặt, đánh răng rồi mặc quần áo, đi giày. Nếu chiếc áo bị cài lệch cúc, đôi dép bị đi ngược cũng không sao, khi mặc vào trẻ sẽ thấy khó chịu và hướng dẫn con sửa 1 cách từ từ, từng bước một, không hối thúc, giục giã.

Trong trường hợp của bé cốm kể trên, mẹ cố ép con rửa mặt cũng không được một khi bé không hợp tác, mẹ sẽ ức chế, con thì khóc lóc. có thể để bé đi học với vài lần khuôn mặt nhom nhem như vậy, ra ngoài, người khác nhìn vào sẽ nói "sao hôm nay cốm không rửa mặt à?", khi ấy bé sẽ chú ý đến việc làm của mình và dần hình thành ý thức tự giác rửa mặt vào mỗi sáng.

Tóm lại, khi đối mặt với sự ngang bướng, không nghe lời của trẻ, các bậc cha mẹ nên cẩn thận, kiên nhẫn và bình tĩnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/me-phat-dien-vi-con-khung-hoang-tuoi-len-3-nhat-dinh-khong-chiu-rua-mat-di-hoc-2-cach-sau-se-hieu-qua-hon-la-danh-mang-20201006170553798.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY