Uống nhiều nước
Rất nhiều người trong chúng ta chỉ uống nước sau khi ăn. Nhưng bạn nên uống từng lượng nước vừa phải trong suốt cả ngày, uống cả khi không khát sao cho mỗi ngày đủ 2-3l nước.
Nước đóng vai trò là chất vận chuyển, tẩy rửa trong cơ thể vì thế sẽ ngăn chặn được sự hình thành mụn do chất cặn bã lắng đọng.
Uống đủ nước còn là cách giữ da sạch và đủ độ ẩm, giảm bớt tình trạng khô nứt nên ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Hạn chế chạm tay vào mặt
Mỗi khi bạn chạm, xoa tay vào mặt là vi khuẩn từ tay sẽ xâm nhập vào da mặt. Đó là lý do làm cho lỗ chân lông bị tắc và mụn xuất hiện.
Hãy nhớ tay bạn luôn có nhiều vi khuẩn hơn da mặt vì tay thường xuyên tiếp xúc với “mầm bệnh” như bàn phím, nắm cửa, thực phẩm… Khi thấy mặt có dấu hiệu nhột nhột tức là mặt bạn đang có sự xâm nhập của vi khuẩn.
Rửa mặt thường xuyên
Bạn nên rửa mặt 4 lần một ngày và đặc biệt nên rửa trước khi đi ngủ. Rửa mặt giúp loại bỏ tế bào chết và dầu trên mặt - nguyên nhân gây ra mụn. Với những người có làn da dầu thì càng cần vệ sinh da mặt cẩn thận hơn.
Làm sạch kính mắt
Chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên vì sao kính mắt lại liên quan tới mụn trên da mặt. Khi đeo kính, mồ hôi, dầu trên da mặt sẽ truyền sang sang kính.
Dùng kính lâu cũng khiến chúng bị bắt bụi và vi khuẩn, nhất là ở những khe kẽ. Nếu bạn không thường xuyên làm sạch kính thì những bụi bẩn, chất nhờn sẽ chuyển từ kính sang mặt và gây mụn.
Nếu bạn là người có đeo kính và thường thấy mụn ở quanh mắt, mũi thì chắc chắn nguyên nhân là do chiếc kính của bạn không được vệ sinh cẩn thận. Vì thế hãy lau rửa kính thường xuyên mỗi ngày bằng nước chuyên dụng để rửa kính.
Hạn chế ăn đồ có đường
Những đồ ăn vặt và thực phẩm giàu đường sẽ khiến sinh nhiệt trong cơ thể làm tăng nhiệt nên dễ sinh ra mụn. Mặt khác, khi đường trong máu nhiều sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây ra mụn.
Thay vì ăn vặt bằng thức ăn sẵn và kẹo bánh, bạn nên ăn nhiều rau quả. Nhưng với những người có da nhạy cảm, dễ nổi mụn thì nên hạn chế cả các loại quả nhiều đường như mít, xoài.
Thanh Thủy
Chủ đề liên quan: