Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Miếng dán môi: Rước họa vì sành điệu

(SKGĐ) Loại dán xăm môi này đang tạo ra mốt trong giới trẻ vì chúng giúp đôi môi của họ có  hiều màu sắc độc đáo, bắt mắt. Nhưng đi theo sự sành điệu đó có thể là một loạt hóa chất  độc hại.

 

Môi đẹp, độc, lạ chỉ mất 15 phút

Thay vì phải tô son, kẻ vẽ, nếu muốn tạo họa tiết trên môi, những cô nàng mê thời trang ấn tượng chỉ cần cắt và dán là đã có một đôi môi như ý. Đây được xem là một phương  pháp mới nhất trong công nghệ làm đẹp môi.

 Người dùng dán trực tiếp miếng dán lên  môi, để khoảng 15–20 phút, bóc lớp nylon bên ngoài là có hình môi như ý. Nếu không  muốn màu môi như miếng dán trước đó, người dùng chỉ cần dùng lọ hóa chất tẩy trang  bán kèm sản phẩm bôi lên vùng môi là tẩy hết màu. Đặc biệt sử dụng loại miếng dán này, bạn sẽ có một đôi môi có màu đẹp mà không chịu đau đớn, giá thành lại tương đối mềm.  Nếu tô son, bạn có thể mất nhiều thời gian trang điểm và sau mỗi lần ăn uống trò chuyện,  son sẽ trôi thì miếng dán môi sẽ giúp bạn khắc phục điều đó.

Đây cũng là điểm khiến  nhiều người thích dùng miếng dán thay cho việc tô son. Ngoài ra việc sử dụng miếng dán  môi sẽ giúp bạn có chiếc môi hình cầu vồng với đủ kiểu hình như da báo, da rắn hay đỏ  tươi như trái dâu. Thậm chí bạn có thể khiến đôi môi phát quang nhờ miếng dán xăm môi  phát quang. Sự tạo hình môi này khó có thể thực hiện được bằng việc sử dụng son môi  hông thường.

Do đó, các miếng dán lại càng thu hút các bạn trẻ. Tại các shop mỹ phẩm,  chợ đêm Đồng Xuân, chợ đêm sinh viên Cầu Giấy, Hà Nội có bán rất nhiều các loại  miếng dán môi. Sản phẩm được giới thiệu nhập ngoài với xuất xứ đa dạng.

Loại du nhập  từ Trung Quốc có giá chỉ 10.000-20.000 đồng/miếng. Còn các sản phẩm được giới thiệu  từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc được bán với giá cao hơn, khoảng 50-300.000đ. Theo chị Mai  chủ một cử hàng mỹ phẩm tại chợ Đồng Xuân cho biết: “Đối tượng sử dụng các sản  phẩm này chủ yếu là học sinh, sinh viên những người trẻ tuổi, những người luôn muốn có phong cách độc đáo”.

Rước hóa chất vào thân

BS. Nguyễn Chí Hùng, Trung tâm Tạo hình Việt Mỹ, 88 Cửa Bắc, Hà Nội cho biết: Miếng dán môi được làm từ nhiều loại hóa chất, thông thường loại rẻ là làm từ mực tàu, loại dùng xăm lên cơ thể người- vì loại mực này giá cả rất rẻ và được bán nhiều nơi. 

Chính vì vậy, khi sử dụng cách làm đẹp này, các bạn nữ phải hết sức thận trọng vì nhiều loại  mực xăm này rất độc hại. Trong thành phần mực này thường chứa các hóa chất tạo

màu và các kim loại nặng như: chì, titan, cadmium, thuỷ ngân, nicken, cobalt …. Các  thành phần này dễ gây dị ứng và còn các tác hại đến tim, não, thận… cho người sử dụng. 

Ở miếng dán môi có tính phát quang thì nhà sản xuất thường phải dùng mực UV. Loại  mực này có thể có chất hyaluronic acid. Chất này giúp tạo độ bóng và hiệu ứng lấp lánh.  Nhưng chúng rất dễ gây phồng rộp cho da. Đặc biệt, môi là khu vực nhạy cảm nên khi  tiếp xúc trực tiếp với mực màu, bạn có thể bị dị ứng.

Da bình thường có hơn 16 lớp tế  bào, các tuyến mồ hôi và nang lông để bảo vệ. Nhưng da môi chỉ có 3-5 lớp tế bào, không có nang lông và tuyến mồ hôi, điều này làm cho da môi rất nhạy cảm, dễ bị tổn  thương hơn bất cứ nơi nào khác trên cơ thể. Người dùng miếng dán xăm môi có thể bị dị ứng nặng và có thể dẫn tới sốc phản vệ, nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, nói chuyện, liếm môi, hóa chất và mực xăm ở miếng dán sẽ theo nước bọt đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa, khiến người sử dụng có thể bị ngộ độc cấp hoặc các chất độc tích tụ lâu ngày gây ngộ độc kim loại mạn tính.

Trong trường hợp bị nhiễm độc nhẹ thì có thể buồn nôn, tiêu chảy. Ngộ độ nặng có thể ảnh hưởng tới các  chức năng của các bộ phận cơ thể và ảnh hưởng tới tính mạng. BS. Nguyễn Chí Hùng  khuyến cáo: Các bạn nữ cần thận trọng khi lựa chọn phương pháp làm đẹp “siêu tốc” này. Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để chắc chắn sản phẩm được làm từ các loại mực màu cho phép. Những người có cơ địa dị ứng thì không nên dùng sản phẩm này. Khi dán lên môi nếu thấy ngứa hoặc có dấu hiệu khác thường gì nên ngừng sử dụng ngay và đến các phòng khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

 Đông Thảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/mieng-dan-moi-ruoc-hoa-vi-sanh-dieu-2051/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY