(hnm) - mỡ máu cao gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có đột quỵ - “thủ phạm” cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân mỗi năm. điều đáng nói, tại việt nam, có đến gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao. tình trạng đáng báo động trên hoàn toàn có thể dự phòng và kiểm soát được thông qua chế độ dinh dưỡng, vận động, nhưng trên thực tế cộng đồng vẫn còn “thờ ơ” và chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề này.
Theo cục quản lý khám, chữa bệnh (bộ y tế), mỗi năm việt nam có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong, 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động. đáng lo ngại, đột quỵ có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh trong độ tuổi 40-45, thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ, nhưng yếu tố hàng đầu là do mỡ máu cao (rối loạn mỡ máu).
Đáng lo ngại, theo nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam Nguyễn Thị Xuyên, tại Việt Nam có đến gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao. Trong đó, thừa cholesterol do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Lý giải về việc người bị mỡ máu cao tập trung nhiều ở thành thị, bác sĩ trương hồng sơn, viện trưởng viện y học ứng dụng việt nam cho rằng, đây là khu vực tập trung phát triển kinh tế, người sống ở thành thị dành nhiều thời gian cho công việc, nên có lối sống “công nghiệp”. họ thường sử dụng đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, không có hoặc ít dành thời gian cho tập luyện, vận động...
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, cholesterol máu cao là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch. Trên toàn cầu, một phần ba số ca nhồi máu cơ tim là do tăng cholesterol máu. Còn tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành, thì có 3 người cholesterol máu cao (chiếm 30%), ở thành thị là 44,3%. Hơn 50% phụ nữ 50-65 tuổi bị thừa cholesterol máu. Mặc dù có những hậu quả nghiêm trọng như vậy, nhưng theo đánh giá, cộng đồng vẫn rất “thờ ơ” với việc tăng cholesterol - mỡ máu bằng những thói quen, như: Nạp nhiều đồ ăn nhanh, thích ăn ở nhà hàng, ăn nhiều đồ xào rán, nhiều dầu mỡ; ít ăn rau, trái cây, ít hoạt động thể lực…
Thừa cân, béo phì dẫn đến nguy cơ mỡ máu cao, thế nhưng, theo pgs.ts nguyễn tiến dũng, nguyên trưởng khoa nhi (bệnh viện bạch mai), người thành thị hiện đang “dung nạp” những thói quen có hại. “không chỉ ở những đô thị lớn như hà nội và thành phố hồ chí minh, tỷ lệ trẻ béo phì còn gia tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. ngay cả khu vực thành thị của những tỉnh nghèo, trẻ con cũng thích đồ ăn nhanh, gà rán, nước ngọt có ga… không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng rất ít vận động, suốt ngày ngồi “ôm” điện thoại, máy tính. đây là thói quen rất có hại gây thừa cân, béo phì dẫn đến nguy cơ mỡ máu cao”, pgs.ts nguyễn tiến dũng dẫn chứng.
Còn PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, cách đây hơn 10 năm, nghiên cứu của viện cho thấy, tỷ lệ thừa cholesterol trên toàn quốc đã là hơn 30%. Đến nay, tỷ lệ này không giảm, mà còn tăng cao.
Nhiều bác sĩ thường khuyên bệnh nhân có cholesterol cao không nên ăn trứng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hồng Sơn, hiện nay các khuyến nghị của Hội Dinh dưỡng Anh, Mỹ, Thụy Điển đã bỏ giới hạn cholesterol trong trứng. Bởi, họ cho rằng, trứng chứa cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Hội Tim mạch Hoa Kỳ còn đưa ra khuyến cáo, với người bị tim mạch, nên ăn 5 quả trứng/tuần. Một số tư vấn, bác sĩ cũng khuyên người dân không nên cho trẻ ăn nhiều trứng, nhưng lòng đỏ trứng bao gồm: Sắt, canxi, vitamin D… rất tốt cho sự phát triển cơ thể.
Để giảm cholesterol, ngăn ngừa mỡ máu cao, người Việt đang loại bỏ chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Về vấn đề này, bác sĩ Trương Hồng Sơn cho rằng, đây là quan điểm sai lầm, vì chất béo là một nhóm chất thiết yếu, cơ thể cần bổ sung mỗi ngày với hàm lượng thích hợp. Các chế độ ăn tốt cho sức khỏe trên thế giới cũng nhấn mạnh đến việc không cần thiết phải kiêng chất béo, mà nên lựa chọn các chất béo có lợi cho sức khỏe.
“Nên hạn chế chất béo từ phủ tạng động vật, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp…, thay vào đó, chúng ta cần tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi có trong cá hồi, cá trích; trong quả bơ, ô liu; trong các loại dầu gạo, hướng dương, đậu nành… Ngoài ra, cà phê cũng làm tăng cholesterol mà từ trước đến nay chúng ta không để ý, vì thế nên sử dụng dưới 400mg caffeine/ngày (tương đương với 4 ly cà phê)”, bác sĩ Trương Hồng Sơn khuyến cáo.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để cải thiện tình trạng mỡ máu gia tăng như hiện nay, người dân cần hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, bia và tăng cường vận động thể lực. Mỗi ngày có thể vận động 30 phút, nên thực hiện tối thiểu 5 ngày/tuần.