Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chế độ ăn khoa học cho trẻ thừa cân, béo phì

Bố mẹ cần chú ý cân đối chế độ ăn uống cho trẻ khi bị thừa cân nhé.

Nguyên nhân, hậu quả thừa cân béo phì ở trẻ

Trẻ thừa cân, béo phì nên ăn như thế nào?

Trẻ thừa cân cần điều chỉnh lại chế độ ăn.

Thừa cân là tình trạng tăng cân nặng quá mức, so với cân nặng bình thường và chiều cao. béo phì là tình trạng bị tích lũy nhiều mỡ trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em là do:

Cho trẻ ăn nạp nhiều năng lượng trong một ngày, trẻ ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, ăn vặt thường xuyên

Trẻ lười ăn rau, bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào buổi tối

Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày

Hậu quả bệnh béo phì ở trẻ:

Trẻ tự ti với bạn bè, dễ bị trầm cảm

Khi béo phì trẻ hoạt động khó khăn

Gây ra nhiều bệnh mạn tính quá sớm cho trẻ.

Tình trạng béo phì ở trẻ là mối nguy hại, nguy hiểm. nếu không chữa trị ngăn chặn sớm cho trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và điều đáng buồn đối với trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần lưu ý những gì?

Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. tăng cường ăn cá, hải sản và rau. giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).

Cần tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ béo phì tăng cường hoạt động thể lực.

Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.

Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.

Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.

Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau

Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.

Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.

Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.

Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.

Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.

Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/tre-thua-can-beo-phi-nen-an-nhu-the-nao-51751.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/che-do-an-khoa-hoc-cho-tre-thua-can-beo-phi/20230427094322548)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY