Với sự giúp đỡ từ nhóm thợ săn cá voi người inuit, đội ngũ các nhà hải dương học đã tổng hợp thành công một “album nhạc” có một không hai: một bộ sưu tập hợp âm tạo ra bởi kỳ lân biển. đây sẽ là những âm thanh dẫn lối cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu tập tính của loài sinh vật kỳ lạ này.
Kỳ lân biển sở hữu cái tên “kỳ diệu” như vậy là do chiếc sừng dài mọc ngay trán của chúng. chúng còn nổi tiếng khó nghiên cứu bởi tính bất kham và môi trường sống đặc biệt. thông thường, kỳ lân biển lặn sâu dưới đáy bắc băng dương, nhưng cứ đến mùa hè, chúng sẽ tụ tập tại bờ biển phía bắc canada và quanh khu vực greenland.
Khu vực kỳ lân biển thường lui tới rất khó tiếp cận, đây là trở ngại chính ngăn các nhà khoa học hiểu rõ hơn về loài động vật bí ẩn. ngay cả khi vào được khu vực nhiều nguy hiểm, tiếng xuồng máy ầm ĩ cũng xua lũ kỳ lân biển lặn mất tăm. đây cũng là lý do tại sao khoa học vẫn chưa có đầy đủ những âm thanh kỳ lân biển tạo ra.
Một phần lý do khác có lẽ bạn không ngờ tới: kỳ lân biển sống tại một trong những khu vực ồn ào nhất trong các đại dương. trong báo cáo nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí của hội liên hiệp địa vật lý hoa kỳ, các nhà khoa học mô tả khu vực sông băng ồn ào vô cùng, với đủ các tạp âm tới từ âm thanh của băng tạo ra trên mặt nước.
Âm thanh là công cụ đắc lực giúp các nhà khoa học nghiên cứu động vật biển, nhưng kỳ lân đã trốn ở nơi khó tìm, lại còn sống tại môi trường nhiều tiếng động, các nhà khoa học không thể tiến hành nghiên cứu một mình. hai tác giả nghiên cứu mới, evgeny podolskiy và shin sugiyama đã bắt tay với thợ săn cá voi địa phương - những người được phép săn động vật hoang dã nhằm cân đối hệ sinh thái - đi tìm sự thật. những con người quen với vùng nước lạnh giá nơi đây biết rõ cách tiếp cận rất gần với kỳ lân biển.
Trong báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học viết: “các thợ săn địa phương hiểu rõ về địa bàn và tập tính của kỳ lân biển, có khả năng phát hiện ra một cá thể nhanh hơn người ngoài. ban đầu, họ nhận dạng con kỳ lân biển từ xa bằng ống nhòm hoặc mắt thường, rồi họ tắt động cơ, đợi một thời gian rồi chèo xuồng lại gần”.
Cách thức tiếp cận này cho phép các nhà hải dương học ghi lại những âm thanh kỳ lân biển tạo ra trong môi trường này. họ ghi lại lượng âm thanh dài gần 17 giờ, và số dữ liệu quý giá ngay lập tức trở thành tài liệu nghiên cứu quý giá.
Bên cạnh tiếng gọi đồng loại, các nhà nghiên cứu còn xác định được âm thanh kỳ lân biển tạo ra khi sử dụng tiếng vang để định vị con mồi. cũng giống cá heo, kỳ lân biển tăng tần số âm thanh khi tiếp cận gần với con mồi; tiếng chúng tạo ra cũng "rè" gần giống với tiếng thiết bị bay không người lái - drone.
Nghiên cứu mới cũng chỉ ra kỳ lân biển liều lĩnh hơn ta tưởng, tới gần sông băng hơn dự kiến; khu vực này thường xuyên chứng kiến những tảng băng lớn rơi xuống nước, đáng lẽ điều này phải khiến lũ kỳ lân biển sợ sệt nhưng sự thật, kỳ lân không ngại lại gần khu vực bán kính 1km tính từ bờ băng đang liên tục sạt lở.
Trong số dữ liệu thu được, vẫn còn nhiều những âm thanh “làm đau đầu” khiến các nhà khoa học. họ vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi giải mã được vốn ngôn ngữ phong phú của loài sinh vật biển kỳ lạ. nỗ lực hiểu rõ kỳ lân biển cũng một phần là cố gắng phân tích những tác động của con người lên giống loài này, nhằm bảo vệ chúng tốt hơn trong tương lai.
Chủ đề liên quan:
âm thanh Bắc Băng Dương báo cáo nghiên cứu mới có một không hai DINK Hải dương học hiếm có kỳ lân kỳ lân biển môi trường sống nghiên cứu mới nhà khoa học nhà nghiên cứu sinh vật kỳ lạ tạo ra