Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Môi khô, nứt nẻ không hẳn do thời tiết mà con do những thủ phạm sau

Khô môi, nứt môi, thâm môi, đau rát ở khóe miệng … là những vấn đề thường gặp về môi nhất. Mặc dù không nguy hiểm nhưng chúng có thể gây nên nhiều phiền toái trong sinh hoạt.

Có rất nhiều trường hợp môi khô quanh năm. Cho dù bạn có sử dụng sản phẩm dưỡng môi tốt thế nào thì môi vẫn khô và bong da thậm chí nứt nẻ chảy máu. Với những trường hợp này thì có lẽ môi khô không hẳn chỉ do môi trường bên ngoài tác động mà vấn đề đôi khi nằm ở chính cơ thể bạn đấy.

1. Thiếu nước

Môi không chứa các tuyến tạo dầu như da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng.

Trên thực tế, khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc.

Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.

2. Thói quen liếm môi

Rất nhiều bạn nghĩ rằng liếm môi sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho môi và giúp môi đỡ khô hơn. Thế nhưng, đây là quan niệm vô cùng sai lầm bởi càng liếm môi thì càng lấy đi độ ẩm còn lại trên môi và khiến tình trạng khô môi trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, nếu đang có thói quen này thì bạn cần lưu ý bỏ ngay để không ảnh hưởng đến sức khỏe đôi môi bạn nhé.

3. Thiếu vitamin

Thiếu hụt vitamin B2 là nguyên nhân hàng đầu mang đến làn môi khô nứt nẻ và bong tróc. Lúc này, môi của bạn không chỉ bị lột da thường xuyên mà còn gây ngứa ngáy vùng môi khó chịu.

Do đó, muốn khắc phục tình trạng đôi môi sần sùi thì bạn nên chăm bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B2 như các loại rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, đậu nành, hạnh nhân, sữa trứng, khoai lang, cà rốt...

4. Thực phẩm nạp vào

Một số loại axit trong thực phẩm có thể là thủ phạm khiến đôi môi bạn dễ khô hơn. Các loại trái cây họ cam, chanh, quýt hoặc cà chua khi tiếp xúc trực tiếp với da môi có thể làm tình trạng bong tróc nặng thêm.

Do đó, khi tiêu thụ các loại thực phẩm này bạn nên hạn chế cho chúng chạm vào môi, nếu uống nước cam thì có thể sử dụng ống hút bạn nhé.

5. Do thở bằng miệng

Do thói quen ngủ thở miệng hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc phải thở bằng miệng, thở miệng làm cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn và làm môi khô nhanh chóng.

Những người ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường thở miệng và thường xuyên thức dậy với đôi môi khô và nứt nẻ. Trong những tình huống này, tốt nhất là để giữ cho đôi môi của bạn ẩm suốt cả ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và trao đổi với bác sĩ để chữa trị các vấn đề rắc rối tiềm ẩn này.

6. Do một số bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên thì đôi môi nứt nẻ đôi khi còn do bệnh lý từ trong cơ thể. Ví dụ như bệnh về tuyến giáp, bệnh vẩy nến có thể gây khô môi. Bệnh Perleche hoặc bệnh tiểu đường cũng khiến làn da quanh miệng bị khô, bong tróc thậm chí lở loét. Do đó, nếu gặp trường hợp này thì bạn phải đi khám để có hướng điều trị kịp thời không ảnh hưởng quá xấu cho sức khỏe bạn nhé.

Hoài Nguyễn

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/moi-kho-nut-ne-khong-han-do-thoi-tiet-ma-con-do-nhung-thu-pham-sau-26624/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY