Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và độc chất

Qua tổng hợp nhiều nghiên cứu khoa học có quy mô lớn, 4 chuyên gia thần kinh hàng đầu đến từ Mỹ và Hà Lan vừa ra mắt quyển sách mang tên “Chấm dứt bệnh Parkinson”, viết về mối liên hệ giữa những trường hợp mắc “hội chứng liệt rung” này với việc phơi nhiễm một số hóa chất độc hại.

Qua tổng hợp nhiều nghiên cứu khoa học có quy mô lớn, 4 chuyên gia thần kinh hàng đầu đến từ Mỹ và Hà Lan vừa ra mắt quyển sách mang tên “Chấm dứt bệnh Parkinson”, viết về mối liên hệ giữa những trường hợp mắc “hội chứng liệt rung” này với việc phơi nhiễm một số hóa chất độc hại. Trong đó, các tác giả ví sự gia tăng số ca Parkinson là “một đại dịch nhân tạo”, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của ngành hóa chất cũng như việc gia tăng sử dụng Thu*c trừ sâu, dung môi công nghiệp và chất tẩy nhờn trên toàn thế giới.

Các tác giả cho biết tỷ lệ mắc bệnh Parkinson trong 25 năm qua đã tăng 22% trên phạm vi toàn cầu. Nam giới làm việc trong các ngành nghề phải tiếp xúc với sản phẩm công nghiệp có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson cao hơn 40% so với phụ nữ. Và trong số độc chất dễ phơi nhiễm có dung môi tẩy rửa trichloroethylen (TCE), từng được chứng minh có liên quan đến Parkinson. Một độc tố nổi bật khác có thể làm tăng 150% nguy cơ mắc bệnh này là Thu*c trừ sâu paraquat. Tại Hà Lan, TCE và paraquat đều bị cấm cách đây nhiều năm và tỷ lệ mắc bệnh Parkinson cũng giảm theo từ đó.

Giống như hút Thu*c và ung thư, mối quan hệ giữa phơi nhiễm hóa chất và sự khởi phát Parkinson cũng được các chuyên gia chỉ ra. Chẳng hạn, nghiên cứu do Tiến sĩ Caroline Tanner và Tiến sĩ William Langston thực hiện trên 17.000 cặp song sinh tại California cho thấy, yếu tố môi trường đã vượt qua yếu tố di truyền về nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Hai nhà nghiên cứu sau đó phát hiện những nông dân sử dụng hóa chất nông nghiệp - bao gồm rotenone và paraquat - có gấp đôi nguy cơ mắc Parkinson so với những người không dùng.

30 năm trước, Ðại học Emory phát hiện chuột phát triển các biểu hiện đặc trưng của bệnh Parkinson khi được cho dùng rotenone. Sau khi kiểm tra não chuột, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy chúng đã mất đi lượng tế bào thần kinh sản xuất ra dopamine, một tổn thương y hệt ở bệnh nhân Parkinson.

Hiện nay, bệnh Parkinson chưa có Thu*c chữa mà chỉ có Thu*c giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng.

AN NHIÊN (Theo CNA)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/moi-lien-he-giua-benh-parkinson-va-doc-chat-a123883.html)
Từ khóa: bệnh Parkinson

Chủ đề liên quan:

bệnh parkinson

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, trên thế giới có khoảng 6,3 triệu người mắc bệnh Parkinson. Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê dịch tễ học, riêng số liệu tại khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM năm 2015 cho thấy, có đến 1.089 người bệnh Parkinson đang theo dõi và điều trị với tổng số trên 4.000 lượt khám/năm
  • Tuổi già sức yếu tay run, chồn chân mỏi gối là những gì chúng ta hay nghĩ đến. Tuy nhiên có một căn bệnh xảy ra ở người cao tuổi,
  • Bệnh Parkinson là một bệnh mạn tính, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh Parkinson có thể là nguyên phát hoặc hội chứng Parkinson do hậu quả của một số bệnh lý thần kinh khác hay do tác dụng phụ của một số loại Thuốc an thần.
  • Bệnh Parkinson là một bệnh mạn tính, tiến triển, xâm phạm tới hệ ngoại tháp ở não làm mất cân bằng trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh,
  • Đến nay, người ta cũng chưa biết rõ căn nguyên của bệnh Parkinson, vì vậy thường dùng thuật ngữ hội chứng Parkinson và triệu chứng của một số bệnh khác biểu hiện của Parkinson.
  • Nguy cơ bị khối u hắc tố ở đàn ông mắc bệnh Parkinson cao gấp đôi so với người bình thường, còn ở nữ giới tỷ lệ này là 1,5 lần.
  • Bệnh Parkinson được coi là một căn bệnh thời đại, bởi số lượng người bệnh ngày càng tăng, ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện chưa có Thu*c điều trị triệt để, parkinson- căn bệnh do thoái hóa tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.
  • Bệnh parkinson được mô tả lần đầu tiên ở những người già. James Parkinson (1817) gọi đây là bệnh liệt rung. Charcot (1886) nhấn mạnh rằng đây không phải là bệnh lão hóa mà là một bệnh của tuổi già.
  • Gần đây, người ta đã chỉ ra những gen có vai trò gây bệnh Parkinson ở những đối tượng bị bệnh di truyền.
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY