Bài thuốc dân gian hôm nay

Món ăn, nước uống phòng trị cảm nắng

Những đợt nắng nóng kéo dài khiến người bứt rứt mệt mỏi.

Cơ thể bị rối loạn điều hòa thân nhiệt và mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Nếu bị cảm nắng nhẹ biểu hiện tăng nhịp tim, nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê,... Sau đây là những món ăn, phòng trị cảm nắng.

Cháo đậu xanh lá sen trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.

Cháo lá bạc hà: lá bạc hà 10g, gạo lứt 100g. Rửa sạch lá bạc hà đun với 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, lấy nước. Gạo đãi sạch, cho 800ml nước vào nấu cháo đặc, cháo vừa chín tới cho nước Thu*c vào, đun một lát nữa là được, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Tác dụng sơ tán phong nhiệt, nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ, họng sưng đau do cảm phong nhiệt mùa hè. Lưu ý, người dạ dày hư hàn nên ăn ít.

Cháo đậu xanh, lá sen: đậu xanh 30g, 1/4 lá sen, gạo 100g. Đậu xanh vo sạch cho vào nồi nấu trước, đậu chín cho gạo và lá sen vào, nấu cháo loãng, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử, bồi bổ sức khỏe. Trị nóng, ngực khó chịu, đầu căng.

Cháo đậu xanh bách hợp: đậu xanh 50g, bách hợp tươi 50g, gạo lức 100g. Đậu xanh, bách hợp rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu chín, cho tiếp gạo vào nấu cháo loãng, chia ăn nhiều lần trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc trừ ho nắng, nóng. Lưu ý người cảm phong hàn không nên dùng.

Cháo rễ ngưu bàng: rễ ngưu bàng 30g, gạo lức 50g. Rễ ngưu bàng cho vào nồi, đổ nước đun sôi 5 phút, bỏ bã lấy nước. Gạo đãi sạch nấu cháo, cháo chín cho nước rễ ngưu bàng vào, thêm đường vừa đủ, quấy đều. Ngày ăn 1 bát. Tác dụng thanh nhiệt, trị cảm, viêm họng.

Khi phải phơi mình quá lâu ở ngoài trời nắng, hoặc phải làm việc trong môi trường nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...),... rất dễ bị cảm nắng, nóng.

Bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều nước.

Dưa chuột giã nát vắt lấy nước, uống nhiều nước.

Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống.

Tỏi sống 1 củ to giã nát, cho đun sôi để nguội hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

Đậu xanh, 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Đậu xanh vo sạch đổ nước nấu chín, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống nước khi còn ấm.

Rễ cúc tần 20g, lá ngải cứu 20g, xuyên tâm liên 20g, lá mùi tàu 20g, gừng tươi 8g. Sắc uống 1-2 thang.

Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống.

Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống 1-2 thang.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp cơ thể thông thoáng mồ hôi, ổn định thân nhiệt, hạn chế việc say nắng.

Tránh ra ngoài đường vào giữa trưa sang chiều là lúc nhiệt độ ánh nắng mặt trời cao nhất, thời điểm này rất dễ bị say nắng.

Uống nhiều nước (2,5-3 lít nước mỗi ngày) bất kể là nước lọc hay nước hoa quả, nếu là các loại nước giải nhiệt càng tốt.

Tránh các hoạt động thể chất mạnh, lao động nặng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, thần kinh căng thẳng kết hợp với thời tiết nắng nóng rất dễ bị say nắng.

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mon-an-nuoc-uong-phong-tri-cam-nang-n159494.html)
Từ khóa: cảm nắng

Tin cùng nội dung

  • Người ta đưa fluor vào nước uống, nước súc miệng, kem đánh răng, viên ngậm... để phòng và trị sâu răng cho cộng đồng. Nhưng khi dùng các sản phẩm có fluor cần lưu ý gì để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất?
  • Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường,
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Phụ nữ uống 3 lon nước có ga một tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nước uống có ga có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ… Đó là hai trong nhiều tác hại mà đồ uống này gây ra cho sức khỏe của chúng ta.
  • Con người cần uống khoảng 1,5 - 2 lít NƯỚC mỗi ngày để tốt cho sức khỏe và cần lưu ý uống nước hợp vệ sinh.
  • Theo Đông y, hàn làm tổn thương dương khí. Vì vậy khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể sẽ cản trở dương khí vệ ngoại, rồi xuất hiện các chứng trạng ố hàn (sợ lạnh), phát sốt không mồ hôi, mạch phù khẩn (tức mạch nổi hữu lực đập nhanh)…
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau.Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY