Kinh tế xã hội hôm nay

Món ngon cuối tuần: Hướng dẫn nấu canh khổ qua chả cá vừa ngon vừa bổ

Miếng chả cá dai giòn, nước dùng thanh ngọt có vị nhân nhẩn đắng của khổ qua rất thích hợp để đổi vị trong những ngày hè oi bức.

Khổ qua (còn gọi là mướp đắng) mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim… Đặc biệt, chất glycoside có trong khổ qua giúp giảm đường huyết nên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cực kỳ tốt.

Có nhiều cách để bổ sung khổ qua vào thực đơn hàng ngày trong đó canh khổ qua chả cá là món ăn giúp giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng của thực phẩm mà cách chế biến cũng không hề khó. Các bạn có thể tham khảo cách nấu món canh khổ qua chả cả theo các bước dưới đây:

Nguyên liệu:

-300 gr chả cá sống (cá thác lác, rô phi hoặc bất kỳ loại cá nào tùy thích)

-2 trái khổ qua

-Hành lá, 3 củ hành tím

-Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu

Cách chế biến:

- Lấy chả cả sống cho vào bát lớn rồi cho thêm hành tím băm nhuyễn, nửa thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê tiêu, 1/4 thìa cà phê hạt nêm cùng chút xíu đường (để món ăn thơm ngon hơn các bạn có thể băm đầu hành lá rồi cho vào ướp). Trộn đều các nguyên liệu và để trong khoảng 30 phút cho chả cá ngấm gia vị.

- Dùng tay có quết 1 lớp mỏng dầu ăn để vo viên chả cá.

- Khổ qua rửa sạch, bỏ phần ruột và cắt thành miếng mỏng vừa ăn.

- Làm nóng chảo cùng một chút dầu ăn rồi cho hành tím băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp đó cho chả cá vào đảo nhanh tay cho săn lại rồi cho thêm lượng nước đủ dùng vào nồi.

- Khi nước sôi thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi trút khổ qua vào nấu thêm khoảng 5 phút hoặc đến khi khổ qua mềm thì tắt bếp.

- Rắc thêm hành lá rồi múc canh khổ qua chả cá ra tô.

Minh Hoa (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/mon-ngon-cuoi-tuan-huong-dan-nau-canh-kho-qua-cha-ca-vua-ngon-vua-bo-a484696.html)

Tin cùng nội dung

  • Cho thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương, sớm cho muối vào thịt khi đun nấu, chiên thịt xông khói trong chảo nóng...là những thói quen thường thấy nhưng có hại.
  • Mướp đắng-thứ quả rẻ và ngon-tưởng như sơ sài nhưng lại đầy hữu ích.. Hãy trải nghiệm góc ứng dụng ngay dưới đây.
  • Theo y học cổ truyền, mướp đắng tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu,
  • Khổ qualà một trong những loại rau quả có vị đắng nhất, nên nó còn có tên gọi là mướp đắng. Có một số cách chế biến món ăn bài Thu*c từ khổ qua.
  • Đối với những thực phẩm chín (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, giò xào…), người dân có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.
  • Mười năm trước, tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ không bao giờ uống nước mía – thứ đồ uống tôi thích nhất nữa, khi thấy một con nhặng nổi lềnh phềnh trong cốc nước mía đang cầm trên tay.
  • Sắn (khoai mì) là loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng.
  • Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ, khi lấy khổ qua thái miếng mỏng xoa nhẹ và đều lên vùng da bị bệnh sẽ cho hiệu quả khá tốt.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY