Cuối năm 2017, anh Lâm Quang Khôi, 39 tuổi, đột ngột hai mắt mờ dần, bác sĩ chẩn đoán xuất huyết võng mạc, chỉ định phẫu thuật. Khám trước khi mổ, các bác sĩ phát hiện tim anh đập lờ đờ, khuyên khám chuyên khoa tim. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Khôi sốc khi bác sĩ thông báo anh mắc bệnh đái tháo đường mạn tính, biến chứng suy thận giai đoạn cuối, suy tim độ hai.
Trong một tháng, Khôi sụt cân 12 kg. Các loại Thu*c điều trị không cải thiện được tình trạng suy tạng. Anh phải chạy thận nhân tạo, lọc máu ba lần mỗi tuần để duy trì sự sống. Sau một năm chạy thận, anh nghỉ việc vì sức khỏe yếu.
Chạy thận nhân tạo không thể giúp Khôi khỏi bệnh mà chỉ thay thế một phần chức năng thận, lọc các chất độc ra ngoài. Nếu duy trì biện pháp này, anh sẽ sống phụ thuộc vào máy móc đến suốt đời, sức khỏe sẽ suy giảm nhanh hơn do các biến chứng nguy hiểm, như tim mạch, hạ huyết áp, mất máu. Trong khi đó, do đái tháo đường mạn tính, nhiều mạch máu, nhất là mạch máu thận của Khôi đã xơ vữa, chít hẹp, rất dễ bị tắc mạch.
Bác sĩ tư vấn cách duy nhất để chữa khỏi bệnh cho Khôi là ghép thận. Nếu tìm được thận tương thích và ca phẫu thuật ghép thành công, anh sẽ trở về cuộc sống gần như bình thường. Đặc biệt, anh có thể sinh con - điều mà nếu vẫn chạy thận nhân tạo thì gần như không thể. Khôi vẫn phải uống Thu*c chống thải ghép suốt đời, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, giữ cho quả thận ghép hoạt động lâu dài.
Bà Phạm Lan Anh - mẹ Khôi - đang ở Mỹ, muốn tặng một quả thận cho con trai. Bà chăm sóc sức khỏe của mình rất kỹ trong khi chờ đến lúc cho con quả thận. Bà thể trạng tốt, cố gắng duy trì tập luyện thể thao, chơi tennis và bơi lội, thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra chức năng thận. Khôi không đồng ý, do nhà chỉ có hai mẹ con, bố mất sớm, mẹ đã lớn tuổi lại sống và làm việc một mình ở Mỹ. "Tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ mà lại xin thêm, nhỡ bà có mệnh hệ gì tôi sẽ hối hận vô cùng", anh Khôi nói.
Vợ chồng anh tính đăng ký vào danh sách chờ nguồn tạng hiến từ người cho ch*t não. vợ khôi cũng muốn xét nghiệm để hiến thận cho chồng. họ đều bị mẹ cản lại. bà lan anh kiên quyết muốn hiến thận cho con.
Cuối năm 2019 bà về Việt Nam, gặp bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận Nhân tạo - người điều trị chính cho anh Khôi, đề nghị hiến thận. Ban đầu, bác sĩ phân vân vì bà Lan Anh lúc đó đã 61 tuổi, song các kết quả xét nghiệm thận cho thấy hoàn toàn tương thích, chức năng lọc cầu thận tốt, đạt tới 95%, rất phù hợp để ghép cho Khôi. Thời điểm này, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM chưa được Bộ Y tế cấp phép phẫu thuật ghép thận, ca mổ được hẹn đến tháng 3/2020.
Tuy nhiên, hành trình hiến thận cứu con của bà lan anh kéo dài hơn một năm so với dự kiến. đến tháng 2/2020, covid-19 bùng lên khắp thế giới, chuyến bay thương mại từ mỹ về việt nam bị hoãn, người mẹ không về việt nam được. cuối cùng, khi có các chuyến bay đưa công dân ở nước ngoài về nước, bà xin trở lại quốc tịch việt nam (vẫn giữ quốc tịch mỹ), về tp hcm vào tháng 4/2021.
Bà Lan Anh tuân thủ 5K, giữ an toàn tuyệt đối để không lây nhiễm Covid-19. Suốt một tháng đầu tiên về nước, gồm 14 ngày cách ly tập trung tại khách sạn và 14 ngày tự cách ly tại nhà, bà gần như không tiếp xúc với ai ngoài con dâu và con trai. Các lần xét nghiệm bà âm tính với Covid-19.
Hội chẩn trước ca mổ, giáo sư Trần Ngọc Sinh - phẫu thuật viên chính, cho biết "không thể đảm bảo cuộc mổ thành công 100%", vì một đoạn mạch máu thận của Khôi quá xơ vữa, có thể quả thận ghép vào không hoạt động được. Các bác sĩ dự đoán quá trình hậu phẫu của Khôi sẽ khó khăn và kéo dài hơn vài lần so với các ca thông thường. Tình huống xấu nhất, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, là quả thận ghép không hoạt động được trong cơ thể mới. Như vậy, món quà mẹ tặng cho anh trở nên vô nghĩa. Khôi sẽ phải tiếp tục lọc thận nhân tạo.
Người mẹ vẫn quyết tiến hành ca hiến - ghép thận cho con. Bà cho rằng nếu chờ lâu hơn, các mạch máu của Khôi sẽ hỏng nặng hơn, lọc thận cũng không thành công, coi như vô phương cứu chữa.
"Người mẹ nào trong hoàn cảnh của tôi cũng sẽ làm như vậy. Với cha mẹ, được mất của bản thân chẳng là gì, tôi chỉ cố gắng làm tất cả để con được sống cuộc đời bình thường, được làm cha của những đứa cháu tôi", bà Lan Anh chia sẻ.
Anh Khôi và mẹ trong bữa ăn sáng đầu tiên tại nhà sau cuộc phẫu thuật hiến - ghép thận. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Kết quả ca mổ đúng như dự đoán. 10 ngày đầu hậu phẫu, khôi sống nhờ lọc thận, quả thận ghép chưa chịu hoạt động. các bác sĩ phải đặt stent nong đoạn mạch máu hẹp, tiếp tục chạy thận nhân tạo, dùng nhiều loại thu*c phục hồi chức năng thận. đến ngày thứ 11, chức năng thận về bình thường, thận bắt đầu có nước tiểu. hơn một tháng sau, cuối cùng khôi cũng được đoàn tụ với mẹ và vợ. bà lan anh thì hồi phục nhanh hơn, ngày thứ 3 sau ca mổ hiến thận bà có thể đi lại bình thường và xuất viện.
Hiện, 10 tháng sau ca ghép thận, sức khỏe của cả hai mẹ con đã ổn định. Người mẹ quay lại Mỹ tiếp tục công việc; anh Khôi dự kiến sang năm đi làm lại và đang lên kế hoạch sinh con.
"Ơn mẹ biển trời, có nói gì cũng không hết. Tôi sẽ sống xứng đáng với sự hy sinh của mẹ", anh Khôi nói.
Chủ đề liên quan:
Bênh viện Đại học Y dược TP HCM Câu chuyện sức khỏe chân dung covid-19 cứu con hiến thận mẹ hiến thận cho con