Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Một nhà báo “Hướng thiện”

Bài 7: Phóng viên ảnh Nguyễn Khánh: Tác nghiệp phòng cách ly đặc biệt phải gạt bỏ nỗi sợ hãi

Do công việc, tôi ít có dịp ngồi bù khú, hàn huyên với nhà báo Nguyễn Vũ Tôn Phúc, nhưng khá hiểu anh. Có lần, tôi nhận xét Tôn Phúc với nhà báo, Đại tá Phạm Đình Trọng, nguyên Trưởng ban Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh, người am hiểu Hán học, biết nhìn người qua tướng mạo, rằng:

– Tôn Phúc nhân hậu, hiền khô, tìm được người cộng sự như Tôn Phúc, quý lắm!

Hôm được tin, chiều muộn điện thoại của Tôn Phúc không có sóng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp gọi vào số điện thoại của Tôn Phúc, chỉ có tiếng ò e, ò e, tôi đã linh cảm chuyện chẳng lành và điện thoại ngay cho Phạm Đình Trọng:

– Hình như Tôn Phúc có chuyện, bác ở trên đó, hỏi  Ngô Văn Hiền xem sao?

Nhà báo Phạm Đình Trọng ồ lên:

– Vậy để tôi kiểm tra thông tin ngay, xem sao?.

Hôm sau, khi biết tin chính thức Tôn Phúc bị T*i n*n, đã qua đời ở khu vực bến phà Cát Lái, quận 2, TP. HCM, tim tôi như thắt lại, bàng hoàng, nước mắt cứ ứa ra: “Thì ra cuộc đời này đúng như người ta vẫn nói, chỉ là cõi tạm, nay sống ch*t mai ch*t, thật vô thường”. Thân mẫu của Tôn Phúc, bà Anna Chung lấy tử vi cho con trai  đã tiên lượng: “Phúc sẽ ra đi sớm, T*i n*n sông nước”. Chuyện tâm linh, quả đúng như vậy!

Một trong những cảm nhận của tôi khi gặp Tôn Phúc là sự phúc hậu, sống vì mọi người, luôn “Hướng thiện”. Đối với Tôn Phúc, nghề báo là cơ hội để anh đi đây đi đó, am hiểu cuộc sống còn rất nhiều khó khăn của người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Hễ có dịp là anh vào cuộc, lôi kéo bạn bè, các doanh nhân, mạnh thường quân theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm bọc lá rách nhiều”. Thân mẫu của Tôn Phúc, người phụ nữ nhân hậu vẫn thường dạy bảo các con: “Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, mình hãy cho – có ít cho ít, có nhiều cho nhiều, dành dụm cho người khó hơn ta, đừng bao giờ đòi hỏi nhận lại”. Và bà là tấm gương sáng của các con về lòng nhân ái, sẻ chia, luôn giúp người.

Số người mà nhà báo Tôn Phúc và các bạn bè, đồng nghiệp đã “cho” – sự hỗ trợ, sẻ chia – dù ít dù nhiều – phải kể đến hàng trăm hoàn cảnh. Số tiền và hiện vật mà anh vận động quyên góp làm đường, xây cầu, làm nhà tình thương, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở miền Tây và miền Đông Nam bộ lên đến nhiều tỷ đồng. Mùng 6 Tết Canh Tý, tôi gặp thân mẫu của nhà báo Tôn Phúc – bà Anna Chung – tại nhà riêng nữ doanh nhân Ngô Hồng Phượng ở TP. Vũng Tàu, bà nói với tôi và Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Bùi Ngọc Diệp:

– Trước đây, Tôn Phúc cứ miệt mài đi lo việc an sinh xã hội, cận Tết Nguyên đán mới về nhà. Sau Tết, khoảng mùng 6 trở đi lại lo đi thăm, chúc Tết, lì xì những trẻ em có hoàn cảnh cô đơn, khó khăn.

Giọng như nghẹn lại, thương nhớ con trai, bà Anna Chung nói thêm với chúng tôi:

– Tôn Phúc đã kéo được mạnh thường quân góp tiền, góp sức chuẩn bị xây cái cầu ở xã Hòa Thạnh và một căn nhà tình thương ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Công việc đang diễn ra thuận lợi, chuẩn bị gần xong thì T*i n*n ập đến. Phần việc còn lại, tôi và anh trai của Tôn Phúc; bạn bè, đồng nghiệp của Phúc cùng Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông TP. HCM (CEDC) tiếp tục thực hiện dự án trọn vẹn.

Ngày 20/2/2020, tại xã Hòa Thạnh, cây cầu mới mang tên nhà báo Tôn Phúc được khánh thành; tại xã Tường Lộc (cùng thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) một căn nhà tình thương được bàn giao, với sự chứng kiến của cán bộ chính quyền, nhân dân địa phương, sự tham gia của nhiều bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ nhân viên Trung tâm CEDC.

Nhà báo, nhà văn lão thành Phan Quang, cây đại thụ của báo chí Việt Nam đương đại, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam từng nói: “Nhà báo có ý thức và trách nhiệm xã hội, cao hơn thế là tấm lòng nhân ái, biết sẻ chia, tham gia hiệu quả công tác xã hội từ thiện, chính đó là tâm sáng, là đạo đức nghề nghiệp!”. Và chính cuộc đời và sự nghiệp báo chí, văn chương của Phan Quang là một mẫu mực về lòng nhân ái, sự sẻ chia xã hội. Nhà báo, nhà văn Phan Quang là cầu nối để một mạnh thường quân Nhật Bản là nhà giáo xây dựng một ngôi trường khang trang trên trảng cát ở tỉnh Quảng Trị; Ông là người bỏ khoản tiền tiết kiệm, dành dụm được để xây dựng ngôi trường học cho con em đồng bào dân tộc ở một xã vùng cao  tỉnh Hà Giang.

Tôi xin được dừng lại bài viết ngắn này, như một lời tâm sự với đồng nghiệp Tôn Phúc, cuộc đời ngắn ngủi nhưng không hổ thẹn với điều mà anh đã luôn tâm nguyện: “Tâm sáng – Lòng trong – Bút sắc”. Với nhà báo Tôn Phúc yêu quý, cuộc sống – nơi cõi tạm – như thân mẫu Anna Chung đã nói là luôn “Hướng thiện”. Nhà báo Ngô Văn Hiền, giám đốc Trung tâm Phát triển Giáo dục và truyền thông Tp. HCM đã khóc trong ngày tiễn đưa đồng nghiệp Tôn phúc về cõi vĩnh hằng: “Tôn Phúc ơi, em ra đi còn để lại bao hoài bão và khát vọng. Những người ở lại sẽ tiếp nối những công việc mà em còn đang dang dở”!

Nhà báo Phạm Quốc Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/mot-nha-bao-huong-thien-post76993.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 30.11, Viện KSND tỉnh Hậu Giang vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Võ Thanh Long (36 tuổi) - Tổng giám đốc Khu Du lịch sinh thái Phú Hữu (H.Châu Thành).
  • Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, ông chủ khu du lịch Phú Hữu ký nhiều hợp đồng huy động vốn, nhưng có nhiều điều khoản bất lợi đối với khách hàng...
  • Tự tay tạo ra và biên tập video bằng những ý tưởng độc đáo mang đậm phong cách cá nhân để quảng bá thương hiệu, chất lượng không kém gì các nhà làm phim chuyên nghiệp – Đó là những gì bạn có thể làm được chỉ sau 6 buổi học video content chuyên sâu với Huấn luyện viên, Nhà báo Phạm Nhung – CEO của Công ty Cổ phần Truyền thông và Dược phẩm VCM Việt Nam (VCM) Việt Nam, người có kinh nghiệm hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực báo chí truyền hình.
  • Với tôi, cuộc đời làm báo, có lẽ được tính từ cái tin ngắn bé bằng nửa bàn tay viết về tăng gia rau xanh được in trên báo Quân đội Nhân dân cách đây khoảng 40 năm.
  • Nhà báo Hữu Thọ nguyên là Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ nhiệm khoa Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền...
  • Đó là nhà báo Tống Hồ Cầm: sinh 23/2/1918; Bút danh: Tống Anh Nghị. Ông đã có hơn 70 năm viết văn, làm thơ, báo.
  • Người càng hiểu biết càng điềm đạm, chín chắn và sâu sắc trước một biến cố. Ngược lại, người càng nông cạn càng tỏ ra hiếu chiến và phản ứng dữ dội theo một chiều hướng mà có thể đúng hoặc sai.
  • Nhà báo Hoàng Thảo Minh tâm sự: “Chúng tôi không hề ép buộc các con điều gì. Tất cả đều từ sở thích và khả năng của các cháu.
  • Ngay trước hôm mổ, tôi phát hiện bệnh nhân đó là phóng viên của tờ báo đã đăng cả loạt bài về tôi. Tôi quyết định không mổ cho nhà báo đó. Tôi đã nói thẳng mọi chuyện với anh ta và thân nhân. Tôi chọn giải pháp ít xấu nhất cho mình, và cả cho bệnh nhân..
  • Ðầu tư cho y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản) gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược chăm sóc sức khỏe đỡ tốn kém
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY