Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một thai phụ ở Đắk Lắk dương tính với bạch hầu

(MangYTe) - Bệnh nhân là chị Thào Thị V., sinh năm 2001, dân tộc Mông, mang thai 38 tuần, ở thôn Cư Rang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.

Theo ngành y tế tỉnh đắk lắk, sáng 15/7 trên địa bàn tỉnh tiếp tục ghi nhận thêm một ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu. đáng chú ý, đây là trường hợp bị bệnh bạch hầu khi đang mang thai.

Bệnh nhân là chị Thào Thị V., sinh năm 2001, dân tộc Mông, mang thai 38 tuần, ở thôn Cư Rang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông. Ngày 10/7 chị V. xuất hiện triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng và mệt mỏi. Đến ngày 11/7, chị V di chuyển sang thôn 4, xã Ea M’Đoan, huyện M’Đrắk để thăm người thân.

Tại đây, các triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng vẫn tiếp diễn. Đến sáng 14/7, bệnh nhân nhập viện điều trị tại Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện hai amydal của bệnh nhân sưng nề, có giả mạc trắng bao quanh và chẩn đoán theo dõi bạch hầu.

Ngay sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm xác định bạch hầu. kết quả xét nghiệm của viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên khẳng định bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu. hiện bệnh nhân đã được chuyển lên điều trị tại bệnh viện đa khoa vùng tây nguyên.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Y tế và chính quyền hai huyện Krông Bông, M’Đrắk triển khai công tác khoanh vùng, cách ly, phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ khu vực thôn Cư Rang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông và thôn 4 xã Ea M’Đoan, huyện M’Đrắk.

Trung tâm tổ chức cho người dân ở hai khu vực này uống kháng sinh dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu. Đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh.

Như vậy, tính từ ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào ngày 7/7, trong một tuần qua, toàn tỉnh đã có 7 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu ở 4 địa phương gồm lắk, m’đrắk, cư m’gar và krông bông.

chuyên đề: dịch bệnh bạch hầu lan khắp tây nguyên

PV/VOV-Tây Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/mot-thai-phu-o-dak-lak-duong-tinh-voi-bach-hau-ar557860.html)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây, Bệnh viện Từ Dũ đã cấp cứu thành công một bé sinh non trên máy bay bay từ Philippines đến Dubai khi bà mẹ 32 tuổi, người Philippines mới mang thai ở tháng thứ 7.
  • Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi đặc biệt là sắt nên các tạng phủ như gan, lách, vị... đều bị hư tổn dẫn đến khí huyết không đủ nuôi dưỡng hoặc khả năng biến đổi chất bị suy yếu.
  • Cổ nhân có câu “người chửa cửa mả”, ngắn gọn thế mà đã khái quát toàn bộ những nguy cơ mà người phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
  • Một nghiên cứu tại Mỹ được khảo sát trên 23.000 phụ nữ tại 9 quốc gia cho thấy, thai phụ béo phì, có bệnh lý tiểu đường khi mang thai, tăng quá cân trong thai kỳ thì các trẻ sinh ra sẽ nặng cân hơn.
  • Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Từ xa xưa, con người đã biết những tác động của thời tiết đến sức khỏe. Thai nghén là một tình trạng S*nh l* đặc biệt,
  • BS cho em hỏi, kháng thể kháng lao là gì? Nếu kết quả là dương tính thì tốt hay không?
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY