Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mưa đầu mùa, cảnh giác phòng bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, cả nước đang dồn sức chống dịch COVID-19. Mùa mưa đến, kéo theo nỗi lo “dịch chồng dịch” khi bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường bùng phát vào mùa mưa. Ngành Y tế thành phố khuyến cáo người dân cảnh giác với dịch bệnh.

Hiện nay, cả nước đang dồn sức chống dịch COVID-19. Mùa mưa đến, kéo theo nỗi lo “dịch chồng dịch” khi bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường bùng phát vào mùa mưa. Ngành Y tế thành phố khuyến cáo người dân cảnh giác với dịch bệnh.

Sau những ngày nắng nóng, Cần Thơ đã đón cơn mưa đầu mùa.

►Mùa mưa: muỗi sinh sản, phát triển

Bệnh SXH là bệnh lưu hành quanh năm. Tuy nhiên, khi mưa xuống tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Theo Cục Y tế dự phòng, khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, chúng không đẻ nơi ao tù, nước thải, cống như nhiều người dân nghĩ. Muỗi vằn có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như có nước sạch. Trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành lu, hũ và có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành lăng quăng rồi thành muỗi. Chính vì tập tính đẻ trứng như vậy nên muỗi truyền bệnh SXH có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa. Hàng năm cứ mùa mưa đến thì dịch bệnh lại có chiều hướng gia tăng, dịch thường phát triển mạnh từ tháng 4 đến 10 và đỉnh dịch từ tháng 8 - 10.

Bác sĩ Trần Văn Tuấn, Trưởng Khoa Phòng, chống Bệnh truyền nhiễm và Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ), cho biết: “Nhiều người dân nông thôn tích trữ nước mưa trong lu, khạp. Nếu không đậy nắp tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Chưa kể, các vật phế thải, đọng nước khi mưa xuống xung quanh nhà như muỗng dừa, lon, chai, lọ, vỏ xe... cũng là nơi chứa nước khi mưa xuống. Chính vì thế, vào mùa mưa mật độ muỗi tăng, nếu có mầm bệnh thì rất dễ lây lan”.

Theo thống kê của CDC Cần Thơ, tính đến 17-4-2020, toàn thành phố ghi nhận 295 ca SXH nhập viện điều trị, giảm 10 ca so với cùng kỳ 2019. Trong đó, 7/9 quận, huyện có số ca mắc SXH giảm, chỉ có 2 quận, huyện tăng: Ninh Kiều (81 ca, tăng 8 ca) và Vĩnh Thạnh (39 ca, tăng 18 ca). Toàn thành phố có 23 ổ dịch SXH, giảm 15 ổ dịch so với cùng kỳ 2019. Các ổ dịch đều được điều tra, xử lý theo đúng quy định.

Tại các địa phương, y tế cơ sở, bên cạnh việc phòng, chống dịch COVID-19 còn dành lực lượng điều tra, xử lý ca bệnh SXH. Trưởng Trạm Y tế phường Thới Long- Lê Hoàng Long cho biết, từ đầu năm 2020 đến ngày 23-4, ghi nhận trên địa bàn phường có 7 ca SXH, ca bệnh xảy ra đơn lẻ, không hình thành ổ dịch. Tuy nhiên, do lo ngại dịch SXH nên phường vẫn vận động người dân diệt lăng quăng, diệt muỗi và tiến hành phun Thu*c.

►Nguy cơ “dịch chồng dịch”

Trong bối cảnh cả nước, nhất là ngành Y tế đang căng mình chống dịch COVID-19, nếu lơ là phòng, chống dịch SXH, nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát, “dịch chồng dịch”. Cũng như bệnh COVID-19, bệnh SXH hiện chưa có vắc-xin và Thu*c điều trị đặc hiệu. Hiện nay, điều lo ngại là người dân quan tâm phòng, chống COVID-19 nhưng lơ là, chủ quan trong phòng, chống bệnh SXH. Trong khi căn bệnh này rất dễ lây lan, chỉ cần muỗi cắn người bệnh, sau đó cắn, truyền virus cho người lành.

CDC Cần Thơ khuyến cáo chính quyền địa phương tăng cường vệ sinh môi trường, nhất là các mảng đất trống, chưa cất nhà ở các khu dân cư. Nơi đây thường bị cỏ mọc, có những vật phế thải. Khi mưa xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản, phát triển.

Bác sĩ Trần văn Tuấn cho biết: Mỗi người dân bên cạch việc phòng, chống COVID-19 cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh SXH: vệ sinh trong và ngoài nhà, diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngủ mùng… Người dân lưu ý dọn dẹp các vật phế thải xung quanh nhà, các vật dụng có chứa nước phải đậy nắp, quan tâm dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, không tạo cơ hội cho muỗi có nơi trú ngụ. Bệnh SXH có những biểu hiện ban đầu; sốt, ho, sổ mũi, nôn ói… rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, trong mùa mưa, mùa của bệnh SXH, người dân cần đề cao cảnh giác. Khi có biểu hiện nên đến bác sĩ chuyên khoa, cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Bác sĩ Trần Văn Dễ, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, cho biết: Từ đầu năm 2020, lượng bệnh nhi đến khám, điều trị tại bệnh viện giảm mạnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như SXH, tay chân miệng, tiêu chảy và các bệnh lý hô hấp. Nguyên nhân có thể do ý thức phòng bệnh của người dân nâng lên, thường xuyên rửa tay, mang khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người, ăn chín, ở sạch, thường xuyên uống nước đun sôi để nguội… Đây là các biện pháp khuyến cáo phòng lây nhiễm COVID-19 nhưng cũng là các biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm, hô hấp.

Theo Phòng Kế hoạch, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, trong quý I-2020, bệnh viện tiếp nhận 178 ca SXH ngoại trú (giảm 147 ca), nội trú 131 ca, giảm 87 ca so với cùng kỳ 2019. Riêng bệnh tay chân miệng giảm mạnh, quý I-2020, ngoại trú 355 ca, giảm 668 ca; nội trú chỉ có 49 ca, giảm 151 ca so với cùng kỳ 2019.

Bài, ảnh: H.Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/mua-dau-mua-canh-giac-phong-benh-sot-xuat-huyet-a120756.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY