Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Mùa dịch Covid-19: Trẻ bệnh thế nào mới nên đến bệnh viện?

(MangYTe) - Trẻ nhỏ sốt hâm hẩm hay ho, sổ mũi chút xíu là chuyện như cơm bữa. Tôi khá bối rối vì trong mùa dịch Covid-19, động một tí là bế con vào bệnh viện cũng không hay, mà chăm sóc tại nhà thì không biết thế nào mới tốt...

Bạn đọc Nguyễn Mỹ D. (37 tuổi, TP HCM, nguyenthi...@gmail.com) hỏi: Tôi có 3 con nhỏ 1, 3 và 6 tuổi. Ở tuổi này, chuyện các bé thỉnh thoảng sốt nhẹ, ho mấy cái hay "thò lò mũi xanh" là chuyện như cơm bữa, nhất là trong mùa mưa. Dạo này phòng khám tư đóng cửa, bệnh viện thì tôi cũng được bác sĩ của cháu khuyên chừng nào thấy bệnh gì nặng mới đi, chứ đừng động tí xíu, mệt mệt là ẵm con đến vì bệnh viện vốn là chỗ đông người, vì dịch Covid-19 còn phức tạp... Nhưng thú thực tôi rất bối rối vì không biết trẻ sốt thế nào thì uống Thu*c là được, thế nào mới cần đi bệnh viện. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:

Đúng là trong mùa này, trẻ em rất dễ bị những cơn viêm họng, cảm vặt, và cả nhiều bệnh nặng có thể gây sốt như tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm phổi... Điều cần thiết nhất là bạn nên theo dõi trẻ. Trước tình hình dịch Covid-19, khuyến cáo của chúng tôi hiện nay là không nên trẻ mới sốt hâm hẩm một chút là đi bệnh viện ngay, nhưng cũng không nên sợ bệnh viện mà trì hoãn việc khám nếu trẻ có những biểu hiện đáng lo ngại.

Thông thường nếu chỉ là cơn cảm vặt, sổ mũi nhẹ do thời tiết thì các cháu sẽ sớm lướt qua trong vòng vài ngày. Cơn sốt có thể chỉ kéo dài 1-2 hôm và đáp ứng tốt với Thu*c hạ sốt. Nếu trẻ chỉ sụt sịt một chút, ho một chút mà vẫn tỉnh táo, vui vẻ, vẫn chơi đùa được thì bạn không nên lo lắng. Ngoài Thu*c hạ sốt, nên chuẩn bị cả Thu*c ho dạng thảo dược dành cho trẻ em (mua ở nhà Thu*c) để dùng nếu bé bị ho.

Tuy nhiên, nếu qua ngày thứ 2 mà còn sốt, nên đưa bé đi khám. Không nên trì hoãn quá 48 giờ kể từ cơn sốt đầu tiên bởi sốt đến ngày thứ 2 có thể là dấu hiệu của các bệnh nặng. Nếu có kèm các triệu chứng báo động như thở nhanh, có rút lõm ngực khi thở, tím tái, bỏ ăn, bỏ bú, thở rít, li bì, co giật... thì phải cấp cứu, cho dù chưa đến 48 giờ.

Để an toàn khi đi khám bệnh, bạn nên chuẩn bị khẩu trang cho cả bé và mình, rửa tay thường xuyên, tuân thủ khai báo y tế theo hướng dẫn của bệnh viện.

Anh Thư ghi

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/mua-dich-covid-19-tre-benh-the-nao-moi-nen-den-benh-vien-20200416094102389.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY