Dáng đẹp hôm nay

Mùa hè, chú trọng phòng ngừa bệnh thuỷ đậu ở trẻ

Thuỷ đậu là một trong những bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ. Vậy bố mẹ có thể làm gì để phòng tránh bệnh thuỷ đậu cho trẻ?.

Thuỷ đậu - bệnh "đến hẹn lại lên"

Thuỷ đậu là bệnh truyềnnhiễm gây ra bởi vi rút Varicella Zoster (VSV). Bệnh lây trực tiếp qua đường hôhấp khi tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người mang bệnh qua con đường nói chuyện,ho, hắt hơi. Thuỷ đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạthàng ngày của người bệnh. Thuỷ đậu có tốc độ lây lan nhanh, có thể bùng phátthành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

TS.BSPhạm Quang Thái, Chuyên gia tiêm chủng Vắc xin, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ươngcho biết, thuỷ đậu ở Việt Nam cho tới thời điểm này chưa có vắc xin thuỷ đậutrong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đó là lý do vì sao bệnh vẫn cứ lưu hànhvà có tính mùa. Về tính mùa của thuỷ đậu, khu vực miền Bắc sẽ khác nhiều so vớikhu vực miền Nam. Ở miền Bắc tính mùa của thuỷ đậu rõ hơn, bệnh diễn tiến nhiềuhơn và sẽ xuất hiện nhiều ổ dịch thuỷ đậu ở trong cộng đồng.

TheoBS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I,TP.HCM, bình thường bệnh thuỷ đậu sẽ bắt đầu từ tháng 12, tăng dần lên tớitháng 2,3,4 đến tháng 5,6 và giảm dần vào tháng 7,8. Tuỳ theo năm, có năm sốngười mắc thuỷ đậu cao hay thấp nhưng đến hẹn lại lên, bệnh thuỷ đậu không thayđổi chu kỳ.

Cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu cho trẻ

Sau khi vi rút xâm nhậpcơ thể, khoảng 10-20 ngày, người nhiễm bệnh thuỷ đậu mới xuất hiện các triệuchứng như sốt, ho, đau đầu, uể oải. Trên da có thể xuất hiện những hồng ban vànốt đậu vào 1-2 ngày sau. Bệnh thuỷ đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày nếuđược điều trị và chăm sóc kịp thời và đúng cách. Nếu không bệnh có thể gây ranhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi...

"Chúngtôi đã ghi nhận một số trường hợp để lại biến chứng rất lớn, nhất là ở trẻ nhỏ.Những đứa trẻ bị thuỷ đậu ngoài vấn đề bản thân bị nhiễm sẽ có hiện tượng thểẩn, virus thuỷ đậu sẽ tồn tại trong người đứa trẻ cho tới khi trưởng thành. Khigià, những đứa trẻ này thường bị mắc chứng Zona và ở Việt Nam chưa có vắc xinphòng Zona", TS.BS Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

Hiệnnay, thủy đậu chưa có Thu*c đặc trị nhưng có thể phòng ngừa dễ dàng được bằngcách tiêm phòng. Vắc xin ngừa thủy đậu được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 thángtuổi. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện NhiĐồng I, TP.HCM, ở Việt Nam, số người mắc thuỷ đậu rất nhiều nên vi rút thuỷ đậuở ngoài môi trường khá nhiều. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng ngừa vắc xinthuỷ đậu. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, lịch tiêm gồm 2 mũi, mỗi mũi cáchnhau ít nhất 3 tháng. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn, lịch tiêm gồm 2 mũi, mỗimũi cách nhau ít nhất 1.5 tháng.

"Theokinh nghiệm 30 năm trong nghề, những bệnh nhi dưới 18 tháng tuổi thì bệnh nặnghơn những trẻ ở lứa tuổi khác. Nếu không tiêm phòng vắc xin thuỷ đậu thì khả năngmắc thuỷ đậu là khá cao. Nếu trẻ có tiếp xúc với người bị bệnh thuỷ đậu thìtrong vòng 72 giờ phải tiêm vắc xin phòngthuỷ đậu. Vì trong vòng 72 giờ vắc xin thuỷ đậu đạt được tác dụng phòng ngừabệnh" BS Trương Hữu Khanh chia sẻ thêm.

Trongtrường hợp trẻ bị thủy đậu, bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ đến chỗ đông người vìbệnh dễ lây lan. Cho trẻ nằm ở phòng riêng thoáng khí trong khoảng 7-10 ngày từkhi xuất hiện dấu hiệu bệnh cho tới lúc các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn. Duytrì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin A, C và kẽm để nâng cao miễn dịch.Cho bé kiêng đồ nếp, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Cần nhanh chóng đưa trẻđến bác sĩ nếu các dấu hiệu bệnh không giảm sau khi tự điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/mua-he-chu-trong-phong-ngua-benh-thuy-dau-o-tre-1595330016578.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY